Định mức lao động là điều kiện thúc đẩy năng suất lao động, cơ sở để lập kế hoạch lao động, kế hoạch sản xuất trong năm, đồng thời là căn cứ để trả công cho người lao động. Khi vấn đề quản lý lao động trong doanh nghiệp ngày càng được chú trọng với mục tiêu tạo lập những lợi ích bền vững,
Quy chế lương thưởng là văn bản do doanh nghiệp soạn thảo, ban hành quy định về vấn đề tiền lương và các khoản phải trả khác cho người lao động. Quy chế lương thưởng cần được xây dựng trên cơ sở quy định pháp luật nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý và hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động.
Cho thuê lại lao động là việc doanh nghiệp đã tuyển dụng người lao động điều phối người lao động làm việc cho người sử dụng lao động khác, người lao động chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Trên cơ sở thỏa thuận thông qua thương lượng tập thể, Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) được xem là cơ chế cân bằng lợi ích; đảm bảo xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, hạn chế mâu thuẫn, tránh xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần tạo điều kiện cho người lao động hưởng nhiều quyền lợi hơn so với trước đây. Người lao động được quyền yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Công đoàn thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thông qua việc tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế quản lý của doanh nghiệp; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp. Với vai trò quan trọng đó, việc thành lập, hoạt động của công đoàn ngày càng được người lao động, doanh nghiệp quan tâm.
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Đình công là quyền của người lao động theo quy định tại Điều 5 Bộ Luật lao động 2012. Tuy nhiên, quyền này được thực hiện trong khuôn khổ những điều kiện bắt buộc.
Kể từ ngày 01/01/2009, người lao động được và phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật. Trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được đặt ra đối với cả người lao động và doanh nghiệp. Đối với những trường hợp không bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm tương ứng thời gian trả lương.
Tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) là nghĩa vụ của doanh nghiệp và là phương thức bảo vệ quyền lợi cho người lao động nhưng có nhiều người lao động, thậm chí là doanh nghiệp chưa thực sự hiểu về pháp luật BHXH. Nhiều trường hợp người lao động không đượcdoanh nghiệp đóng BHXH nhưng không biết nên khi chấm dứt HĐLĐ không được nhận lại sổ bảo hiểm, tiền bảo hiểm; doanh nghiệp giải thể, phá sản không thực hiện nghĩa vụ, nợ tiền bảo hiểm của người lao động khiến người lao động không được nộp bảo hiểm.
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong Nội quy lao động. Trong trường hợp người lao động vi phạm các quy định của doanh nghiệp, liệu có thể xử lý kỷ luật? Áp dụng hình thức kỷ luật nào? Trình tự, nguyên tắc kỷ luật người lao động theo pháp luật được quy định ra sao? Làm thế nào để đảm bảo được quyền lợi, cũng như nghĩa vụ của cả người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình xử lý kỷ luật lao động?
Khởi kiện vụ án lao động là phương thức giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án. Trong quá trình thực hiện quan hệ lao động, tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Có nhiều phương thức để giải quyết tranh chấp trên tinh thần thiện chí, hợp tác như đàm phán, thương lượng, hòa giải...
Pháp luật về bảo hiểm xã hội không chỉ dừng lại là trách nhiệm đóng bảo hiểm, nhiều vấn đề liên quan được đặt ra như: ai có trách nhiệm, phạm vi trách nhiệm; quyền lợi được hưởng, điều kiện, thủ tục hưởng; thẩm quyền giải quyết chính sách bảo hiểm..
Bộ luật lao động năm 2012 đã dành hẳn một chương VI để điều chỉnh vấn đề về tiền lương. Bởi, đối với người lao động, tiền lương là mục đích của lao động, là nguồn sống và cơ sở để tái tạo sức lao động. Tiền lương là một phần chi phí của doanh nghiệp, cơ sở để thúc đẩy người lao động tăng năng suất và giữ được nhân tài.
![]() |
Đặt một câu hỏi tại đây |
VĂN PHÒNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH
A-10-11 Centana Thủ Thiêm, số 36 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh
Tel/Fax: 028.38 991104
Hotline: 0978845617- 0909160684
Email: info@luatsuhcm.com
ĐẠI DIỆN TẠI HÀ NỘI
Tầng 18, Tòa nhà N105, Ngõ 105 Đường Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Cell: 0967388898 LS Chính
Email: lschinh@luatsuhcm.com
Đang truy cập : 9
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 7
Hôm nay : 784
Tháng hiện tại : 7518
Tổng lượt truy cập : 9208769