Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn không chỉ giới hạn trong phạm vi cha hoặc mẹ mà còn có thể do cá nhân, tổ chức có liên quan yêu cầu. Việc này đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ trong các tình huống mà người đang nuôi dưỡng không còn đủ điều kiện chăm sóc.
Quyền và trình tự thay đổi quyền nuôi con được quy định như sau:
1. Quyền đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con
Căn cứ Điều 93 - Luật HN&GĐ: Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
“Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.”
Do vậy, khi người trực tiếp nuôi con vi phạm các nghĩa vụ về chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng…của người được tòa án trao quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì vợ/chồng có quyền đề nghị Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
2. Trình tự thủ tục thay đổi quyền nuôi con
a. Trình tự thủ tục thay đổi quyền nuôi con
Bước 1: Quý khách nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc;
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách;
Bước 3: Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
b. Thời gian giải quyết thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
3. Các chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con
Cha hoặc mẹ: Nếu cả hai có thỏa thuận hoặc nếu một bên chứng minh được rằng người đang trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện, thì có quyền yêu cầu Tòa án xem xét.
Người thân thích: Bao gồm ông, bà, cô, dì, chú, bác… Những người có mối quan hệ huyết thống gần gũi với trẻ và có đủ điều kiện chăm sóc thay thế.
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình: Các đơn vị nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ và hỗ trợ gia đình, đặc biệt trong các trường hợp trẻ bị bỏ bê hoặc sống trong môi trường không an toàn.
Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em: Những tổ chức chuyên trách bảo vệ trẻ em, can thiệp khi phát hiện trường hợp trẻ bị ngược đãi, không được chăm sóc đúng mức.
Hội liên hiệp phụ nữ: Một tổ chức có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em, có quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con khi có dấu hiệu vi phạm quyền lợi của trẻ.
a. Các căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con
Tòa án sẽ xem xét yêu cầu thay đổi quyền nuôi con dựa trên hai căn cứ chính:
- Thỏa thuận giữa cha và mẹ: Nếu cả hai cùng thống nhất rằng việc thay đổi là cần thiết để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con.
- Người đang nuôi con không còn đủ điều kiện: Điều này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm:
- Kinh tế suy giảm, không đủ điều kiện vật chất để chăm sóc con.
- Lơ là trách nhiệm nuôi dưỡng, không quan tâm đến con.
- Có hành vi bạo lực, lạm dụng trẻ hoặc môi trường sống không an toàn.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sự phát triển của con.
b. Nguyện vọng của con
Đối với trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên, Tòa án phải xem xét ý kiến của trẻ trước khi ra quyết định thay đổi người nuôi dưỡng. Điều này đảm bảo quyền lợi và mong muốn của trẻ được tôn trọng.
c. Trường hợp đặc biệt – Khi cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện
Nếu Tòa án nhận thấy cả cha lẫn mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, thì quyền nuôi dưỡng sẽ được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự. Đây là biện pháp bảo vệ quyền lợi cho trẻ trong các trường hợp đặc biệt, giúp trẻ có môi trường sống ổn định hơn.
d. Tầm quan trọng của việc nhờ luật sư hỗ trợ
Việc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là một quá trình pháp lý phức tạp, đòi hỏi nhiều chứng cứ thuyết phục. Nhờ sự hỗ trợ của luật sư chuyên về hôn nhân và gia đình sẽ giúp đương sự:
- Thu thập bằng chứng chứng minh đối phương không đủ điều kiện.
- Xây dựng lập luận pháp lý thuyết phục trước Tòa án.
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp và đảm bảo thủ tục diễn ra thuận lợi nhất.
Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con không chỉ thuộc về cha hoặc mẹ mà còn có thể do cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ thực hiện. Tuy nhiên, Tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu khi có căn cứ rõ ràng chứng minh rằng việc thay đổi sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho con. Do đó, nếu có tranh chấp về quyền nuôi con, việc nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ của luật sư là một giải pháp tối ưu để bảo vệ quyền lợi của bản thân và con cái.
4. Hồ sơ khởi kiện đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con
- Đơn khởi kiện (theo mẫu)
- Bản án ly hôn;
- Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp
5. Mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận /huyện
Tên tôi là:...................................... Sinh năm: ................................................................................
Nghề nghiệp:....................................................................................................................................
Hộ khẩu thường trú:.........................................................................................................................
Tạm trú:.............................................................................................................................................
Điện thoại liên hệ:.............................................................................................................................
Tại bản án, quyết định:.....................................................................................................................
tại:............................................. ngày...tháng...năm.........................................................................
của Tòa án nhân dân.........................................................................................................................
Về phần con chung:..........................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Hiên con chung đang ở với anh (chị)................................................................................................
là............................................................ trực tiếp nuôi dưỡng
Hộ khẩu thường trú:..........................................................................................................................
Tạm trú:.............................................................................................................................................
Điện thoại liên hệ:.............................................................................................................................
Nhưng nay do hoàn cảnh của tôi:............................................ ......................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi con chung là:..........................................
................, ngày......tháng......năm 200...
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Chúng tôi trên mạng xã hội