Luật sư tư vấn chế độ thai sản

Thứ sáu - 10/05/2024 23:22
Chế độ thai sản đối với lao động nữ là cơ chế được pháp luật lao động hiện hành ghi nhận. Xuất phát từ vai trò và sự cống hiến cho xã hội của đối tượng này, Bộ Luật lao 2019 dành chương X để quy định cơ chế bảo vệ lao động nữ trong thời gian thai sản. Đồng thời, nhiều văn bản pháp luật khác liên quan cũng điều chỉnh về chế độ thai sản. Hiện nay, lao động nam cũng được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.
che do thai san
che do thai san
Mục lục
1. Đối tượng được hưởng chế độ thai sản
Theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, các đối tượng sau đây sẽ được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
 

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, các đối tượng nêu trên sẽ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:

- Lao động nữ mang thai.
- Lao động nữ sinh con.
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
* Lưu ý:
- Đối với Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mới được hưởng chế độ thai sản.
- Đối với Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới được hưởng chế độ này.
- Các đối tượng trong phần Lưu ý này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

 

3. Các tiện ích, khoản hưởng, mức hưởng của chế độ thai sản đối với lao động nữ

3.1. Hưởng chế độ khi khám thai
Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:

- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 32 Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
* Mức hưởng tiền nghỉ khi đi khám thai 
Mức hưởng tiền cho những ngày nghỉ khi đi khám thai được tính theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp lao động nữ hưởng chế độ khi khám thai đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
- Mức hưởng một ngày đối với trường hợp hưởng chế độ khi khám thai được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Từ quy định trên thì công thức tính tiền thai sản khi khám thai như sau:
Tiền thai sản = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24).

3.2. Hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con

A. Đối với lao động nữ sinh con
Theo quy định khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng (sinh đôi thì được nghỉ 07 tháng, sinh ba thì được nghỉ 8 tháng).
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. 6 tháng quy định ở trên bao gồm cả giai đoạn trước và sau khi người lao động nữ sinh con, như vậy, người lao động nữ sẽ được nghỉ tối đa 2 tháng trước khi sinh con (trung bình rơi vào tháng thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kỳ) và trung bình 4 tháng sau khi sinh con.
- Mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
* Ví dụ về mức hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con:
Chị A sinh con vào ngày 21/4/2024, có quá trình đóng BHXH như sau:
- Từ tháng 10/2023 đến tháng 01/2024 (4 tháng), chị đóng BHXH với mức lương 7.500.000 đồng/tháng;
- Từ tháng 02/2024 đến tháng 3/2024 (2 tháng) đóng BHXH với mức lương 9.000.000 đồng/tháng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = ((7.500.000 x 4) + (9.000.000 x 2))/6 = 8.000.000 đồng/tháng
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị A là 8.000.000 đồng/tháng.
Và số tiền hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con của chị C = 8.000.000 đồng/tháng x 6 tháng = 48.000.000 đồng
B. Đối với lao động nữ sau khi sinh con mà con chết
 Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà con chết được quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
- Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá trước và sau khi sinh con là 06 tháng;
- Thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
- Mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con mà con chết vẫn được tính giống với trường hợp ở trên:
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

3.3. Hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con

Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
- Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 2.340.000 đồng/tháng.
Từ quy định trên thì mức trợ cấp một lần khi sinh con = 2.340.000 x 02 = 4.680.000 đồng

3.4. Tiền dưỡng sức sau sinh

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh được quy định như sau:
- Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
- Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
- Mức hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh: 1 ngày bằng 30% mức lương cơ sở theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 với công thức như sau:
Tiền dưỡng sức sau sinh = Số ngày nghỉ dưỡng sức * 30% * 2.340.000

 

4. Các tiện ích, khoản hưởng, mức hưởng của chế độ thai sản đối với lao động nam

4.1. Nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con (lao động nam tham gia BHXH)

Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con được quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

- Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

+ 05 ngày làm việc;

+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

* Lưu ý: Trường hợp không quy định rõ bản chính thì có thể nộp bản sao hợp lệ.

4.2. Trường hợp hưởng chế độ thai sản của vợ

Theo quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 Điều 34 và Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các trường hợp lao động nam hưởng chế độ thai sản của vợ như sau:

- Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ:
+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
- Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
- Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
- Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
* Lưu ý: Đối với trường hợp người cha đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

 

5. Dịch vụ tư vấn chế độ thai sản của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy

Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ Tư vấn chế độ thai sản, với các công việc cụ thể:
- Tư vấn pháp luật lao động về chế độ thai sản;
- Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ thai sản;
- Tư vấn nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi trong các vấn đề:
+ Thời gian làm việc;
+ Công việc thực hiện;
+ Kỷ luật lao động;
+ Chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Thời gian nghỉ ngơi.
- Tư vấn quyền của lao động nữ mang thai trong việc đơn phương chấm dứt/hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
- Tư vấn thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ, lao động nam có vợ sinh con;
- Tư vấn quyền lợi về bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng trong thời gian nghỉ thai sản;
- Tư vấn về tiền lương trong thời gian nghỉ thai sản và làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản;
- Tư vấn các quyền lợi lao động nữ được hưởng sau khi hết thời gian nghỉ thai sản nhưng trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
- Tư vấn về quyền được đảm bảo việc làm sau khi nghỉ thai sản;
- Tư vấn pháp luật về các vấn đề lao động khác theo yêu cầu.
Hiểu được pháp luật về trách nhiệm, quyền hạn của mình liên quan đến chính sách thai sản, doanh nghiệp và người lao động sẽ đảm bảo tính tuân thủ và quyền lợi của mình tốt nhất.

 

6. Lợi ích khi lựa chọn dịch vụ tại Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy

Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy là đơn vị đã có bề dày hoạt động, với đội ngũ Luật sư được đào tạo bài bản, chính quy và có chuyên môn sâu trong việc tư vấn chế độ thai sản. Với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong các hoạt động thực tiễn, cung cấp các dịch vụ pháp lý và đặc biệt là kinh nghiệm thực tế về tư vấn chế độ thai sản và các vấn đề liên quan, chúng tôi đã cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất về tư vấn chế độ thai sản và mang lại sự hài lòng cho nhiều khách hàng.
Ngoài vấn đề chuyên môn, chúng tôi luôn thực hiện dịch vụ tư vấn chế độ thai sản với tinh thần, trách nhiệm và sự tận tâm cao nhất, xây dựng niềm tin, sự an tâm và an toàn pháp lý cho khách hàng.
Đồng thời, chúng tôi luôn ý thức tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề Luật sư trong quá trình thực hiện tư vấn chế độ thai sản trong mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp và các cơ quan Nhà nước, các cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện dịch vụ này.
Chúng tôi cam kết và trách nhiệm bảo mật tất cả các khoản mục, điều kiện của hợp đồng/thỏa thuận nào được thiết lập, ký kết và tất cả giấy tờ, tài liệu, thông tin mà Văn phòng Luật sư có được từ quá trình làm việc. Văn phòng Luật sư cam kết không công bố hay truyền đạt các vấn đề liên quan đến hợp đồng và công việc này đến Bên thứ ba nào khác mà không có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước yêu cầu.

 

7. Thông tin liên hệ với Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy

Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến chế độ thai sản, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0909160684 để nhận được sự tư vấn chế độ thai sản và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn chế độ thai sản, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0978845617, và Email [info@luatsuhcm.com]
Chúng tôi hiểu rằng, vấn đề pháp lý về chế độ thai sản có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc, thời gian, chi phí của bạn. Hãy để đội ngũ Luật sư của chúng tôi đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng Quý khách hàng trên mỗi bước đường pháp lý.
 

Tác giả: admin Tô Đình Huy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây