Luật sư tư vấn pháp luật về công đoàn

Thứ hai - 22/05/2017 21:46
Công đoàn thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thông qua việc tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế quản lý của doanh nghiệp; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp. Với vai trò quan trọng đó, việc thành lập, hoạt động của công đoàn ngày càng được người lao động, doanh nghiệp quan tâm.
Luật sư tư vấn pháp luật về công đoàn
Luật sư tư vấn pháp luật về công đoàn
Mục lục
 

1. Công đoàn là gì?

Theo quy định tại Điều 1 Luật Công đoàn 2012:

“Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

Khái niệm ở trên là khái niệm tổng quát về công đoàn, còn đối với người lao động, tổ chức thường xuyên làm việc, tương tác trực tiếp với người lao động là công đoàn cơ sở.
* Khái niệm công đoàn cơ sở: Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và Điều 7 Luật Công đoàn 2012).

 

2. Những quy định tổng quát về công đoàn

2.1. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động của công đoàn:

Công đoàn đều được thành lập dựa trên sự tự nguyện, do đó người lao động là người Việt Nam đang hoạt động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động theo đúng quy định của Luật công đoàn và các bộ luật khác có liên quan. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn được quy định tại Điều 5 Luật Công đoàn 2012 như sau:

- Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
- Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Tham khảo thêm tại Quyết định số 174/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các văn bản khác có liên quan).

2.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công đoàn:

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn được quy định tại Điều 6 Luật Công đoàn 2012, cụ thể như sau:

- Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

2.3. Hệ thống tổ chức công đoàn

Hệ thống tổ chức công đoàn được quy định theo Điều 7 Luật Công đoàn năm 2012:

- Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam

2.4. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với công đoàn

Công đoàn là một tổ chức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa mối quan hệ lao động cùng với các chức năng cần thiết khác. Vì vậy Nhà nước luôn có chính sách bảo vệ, kiểm soát công đoàn để tổ chức này có thể hoàn thành trách nhiệm của mình một cách hiệu quả nhất có thể. Chính vì lẽ đó, các nhà làm luật đã đề ra các hành vi bị nghiêm cấm đối với công đoàn, cụ thể được quy định tại Điều 9 Luật Công đoàn 2012 như sau:

- Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.
- Phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
- Sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn.
- Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

 

3. Quyền và trách nhiệm của công đoàn

Quyền và trách nhiệm của công đoàn được quy định lần lượt từ Điều 10 đến Điều 17 Luật Công đoàn 2012 như sau

3.1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động

- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
- Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
- Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
- Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
- Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
- Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
- Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
* Lưu ý: Xem thêm quy định tại Nghị định 43/2013/NĐ-CP hướng dẫn Diều 10 Luật Công đoàn 2012.
>>> Tham khảo Soạn thảo thỏa ước lao động tâp thể 

3.2. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội

- Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động.
- Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
* Lưu ý: Tham khảo thêm tại Nghị định 200/2013/NĐ-CP hướng dẫn Điều 11 Luật Công đoàn 2012.

3.3. Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.

3.4. Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấp khi bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.

3.5. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

- Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát, Công đoàn có quyền sau đây:
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan;
+ Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
+ Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.

3.6. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động

- Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

3.7. Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở

- Công đoàn có quyền, trách nhiệm phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

3.8. Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở.

Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu.
 

4. Dịch vụ tư vấn pháp luật về công đoàn của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy

Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ Tư vấn pháp luật về công đoàn với các công việc cụ thể như sau:
- Tư vấn vai trò của công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp đối với người lao động và hoạt động của doanh nghiệp;
- Tư vấn quyền của người lao động trong việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn;
- Tư vấn nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công đoàn;
- Tư vấn trách nhiệm và những hành vi bị cấm thực hiện của doanh nghiệp đối với hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp;
- Tư vấn quyền hạn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở đối với việc doanh nghiệp ban hành các quy định, quyết định có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, chế độ chính sách đối với người lao động;
- Tư vấn quyền lợi, trách nhiệm của thành viên công đoàn, cán bộ công đoàn chuyên trách và không chuyên trách;
- Tư vấn về chính sách đoàn phí và kinh phí công đoàn bao gồm đối tượng, phương thức đóng và nguồn đóng;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn.
Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn là quyền của người lao động; tạo điều kiện cho người lao động được thực hiện các quyền này là trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động và công đoàn. Vi phạm quy định pháp luật về công đoàn có thể là nguyên nhân dẫn đến Hợp đồng lao động vô hiệu, chấm dứt quan hệ lao động và doanh nghiệp phải gánh chịu những hậu quả pháp lý khác. Không hiểu rõ vai trò của công đoàn, người lao động sẽ bỏ lỡ cơ hội được bảo vệ quyền lợi tại chính doanh nghiệp.

 

5. Lợi ích khi lựa chọn dịch vụ tại Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy

Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy là đơn vị đã có bề dày hoạt động, với đội ngũ Luật sư được đào tạo bài bản, chính quy và có chuyên môn sâu trong việc tư vấn pháp luật về công đoàn. Với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong các hoạt động thực tiễn, cung cấp các dịch vụ pháp lý và đặc biệt là kinh nghiệm thực tế về tư vấn pháp luật về công đoàn và các vấn đề liên quan, chúng tôi đã cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất về tư vấn pháp luật về công đoàn và mang lại sự hài lòng cho nhiều khách hàng.
Ngoài vấn đề chuyên môn, chúng tôi luôn thực hiện dịch vụ tư vấn pháp luật về công đoàn với tinh thần, trách nhiệm và sự tận tâm cao nhất, xây dựng niềm tin, sự an tâm và an toàn pháp lý cho khách hàng.
Đồng thời, chúng tôi luôn ý thức tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề Luật sư trong quá trình thực hiện tư vấn pháp luật về công đoàn trong mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp và các cơ quan Nhà nước, các cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện dịch vụ này.
Chúng tôi cam kết và trách nhiệm bảo mật tất cả các khoản mục, điều kiện của hợp đồng/thỏa thuận nào được thiết lập, ký kết và tất cả giấy tờ, tài liệu, thông tin mà Văn phòng Luật sư có được từ quá trình làm việc. Văn phòng Luật sư cam kết không công bố hay truyền đạt các vấn đề liên quan đến hợp đồng và công việc này đến Bên thứ ba nào khác mà không có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước yêu cầu.
vi sao chon chung toi


6. Thông tin liên hệ với Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy

Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật về công đoàn, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0909160684 để nhận được sự tư vấn pháp luật về công đoàn và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn pháp luật về công đoàn, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0978845617, và Email [info@luatsuhcm.com]
Chúng tôi hiểu rằng, vấn đề pháp lý về công đoàn có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc, thời gian, chi phí của bạn. Hãy để đội ngũ Luật sư của chúng tôi đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng Quý khách hàng trên mỗi bước đường pháp lý.
 
 

 

Tác giả: admin Tô Đình Huy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây