Tư vấn khởi kiện tranh chấp lao động

Thứ ba - 07/01/2025 03:30
Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền với lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện và chấm dứt quan hệ lao động. Khi tranh chấp xảy ra hướng giải quyết cũng như thủ tục giải quyết tại Tòa án sẽ được Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy tư vấn rõ ràng và phù hợp.
Tu van khoi kien vu an lao dong
Tu van khoi kien vu an lao dong
Mục lục

1. Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động

Khi xảy ra tranh chấp lao động, việc giải quyết nhanh chóng và hiệu quả là rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. Sau đây là các cách thức mà các bên có thể xem xét giải quyết tranh chấp phát sinh:
  • Hòa giải: Đây là hình thức giải quyết tranh chấp mà hai bên tự nguyện ngồi lại với nhau để tìm ra tiếng nói chung, dưới sự hỗ trợ của một bên thứ ba trung lập (thường là hòa giải viên).
  • Trọng tài: Khi hòa giải không thành, hai bên có thể đưa vụ việc ra Hội đồng Trọng tài Lao động để giải quyết. Quyết định của Hội đồng Trọng tài có giá trị pháp luật.
  • Tòa án nhân dân: Các bên có thể chọn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp khi hòa giải không thành, tuy nhiên thời gian khởi kiện thường diễn ra dài hơn so với các cách thức trên.

2. Các vụ án tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Tòa án có thẩm quyền giải quyết những vụ án tranh chấp lao động mà các cơ quan khác không có thẩm quyền giải quyết, hoặc đã giải quyết nhưng các bên không đồng ý. Căn cứ theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung 2019 quy định các trường hợp tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
- Thứ nhất, tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

  •  Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

- Thứ hai, Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:

  • Tranh chấp về học nghề, tập nghề;
  • Tranh chấp về cho thuê lại lao động;
  • Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;
  • Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.

- Thứ ba, các trường hợp tranh chấp lao động khác
Khi phát sinh tranh chấp thuộc các trường hợp trên, một trong các bên có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tại Tòa án đúng thẩm quyền về cấp, lãnh thổ.

3. Hồ sơ đơn khởi kiện vụ án lao động

Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án bao gồm:
 - Đơn khởi kiện (theo mẫu) và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
 - Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);
 - Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…
 - Biên bản hoà giải không thành của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân (nếu có); Biên bản hòa giải không thành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền (nếu có).
- Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ, nội quy lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,...
 - Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);
 * Lưu ý: Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt nam theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu.

4. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động

Tương tự với trình tự thủ tục giải quyết vụ án dân sự với các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ khởi kiện;
  • Bước 2: Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện;
  • Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án khi xét thấy hồ sơ khởi kiện hợp lệ;
  • Bước 4: Tiến hành hòa giải

Đối với tranh chấp lao động, thủ tục hòa giải là bắt buộc trừ một số trường hợp đã được nêu trên.

  • Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên không thống nhất được trong quá trình hòa giải thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử

  • Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử phiên tòa sơ thẩm

Các bước trên là quy trình trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, bên cạnh đó thủ tục trong và sau khi xét xử sơ thẩm cũng khá phức tạp. Điều này cho thấy nếu có sự hướng dẫn từ phía luật sư, các chuyên viên pháp lý thì quá trình sẽ diễn ra nhanh hơn và đúng quy định hơn. bên cạnh đó, luật sư tư vấn sẽ đại diện tiến hành tố tụng, giúp đưa ra phương hướng giải quyết hợp lý cho vụ việc.
>>>Tham khảo Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự

5. Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Hiểu được sự khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp lao động, Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ tư vấn khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động, cụ thể như sau:
- Lắng nghe khách hàng trình bày chi tiết về vụ việc, xác định rõ các yêu cầu và mong muốn của họ.
- Hướng dẫn hoặc đại diện khách hàng thu thập đầy đủ các chứng cứ liên quan như hợp đồng lao động, bảng lương, các văn bản thông báo,…
- Đánh giá toàn diện vụ việc, xác định những điểm mạnh, điểm yếu, rủi ro và cơ hội.
- Tư vấn cho khách hàng về các giải pháp giải quyết tranh chấp như hòa giải, trọng tài, hoặc kiện tụng.
- Đại diện cho khách hàng tham gia đàm phán với bên đối lập nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa giải.
- Soạn thảo các văn bản pháp lý như đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, ý kiến bào chữa...
- Đại diện khách hàng tại các phiên tòa, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước pháp luật.
- Thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

6. Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy

Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến tư vấn và thực hiện thủ tục tư vấn khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự tư vấn và thực hiện thủ tục tư vấn khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động nhanh nhất, với mức phí phù hợp nhất và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.

Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục tư vấn khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com.

Quý khách có nhu cầu sử dụng vụ của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy xin vui lòng liên hệ để nhận được dịch vụ tư vấn tốt nhất, chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả.

Tác giả: admin Tô Đình Huy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây