Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Thứ ba - 10/01/2017 02:38
 Phá sản doanh nghiệp là hệ quả tất yếu của quá trình kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Luật phá sản 2014 ra đời đã phần nào “cởi trói” về mặt thủ tục khiến việc “khai tử” doanh nghiệp được dễ dàng hơn. 
Tuy vậy, thủ tục phá sản cho doanh nghiệp và giải quyết các vấn đề liên quan lại không hề đơn giản.
       Điều 214 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 quy định, việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản. Theo cách giải thích từ ngữ trong Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Như vậy, để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:
- Mất khả năng thanh toán;
- Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
Trong đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
- Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
- Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Thủ tục phá sản doanh nghiệp quy định trong Luật Phá sản 2014 diễn ra gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Bước 2: Tòa án nhận đơn
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.
Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.
Bước 3: Tòa án thụ lý đơn
Bước 4: Mở thủ tục phá sản
Bước 5: Hội nghị chủ nợ
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
       Để giải đáp các vướng mắc cũng như để giúp cho quá trình này diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và đúng pháp luật, Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ Đại diện thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp, chi tiết như sau:
- Đại diện doanh nghiệp nộp đơn và tham gia quá trình thủ tục phá sản;
- Đại diện chủ nợ của doanh nghiệp nộp đơn và tham gia quá trình giải quyết phá sản;
- Đại diện người lao động nộp đơn và tham gia quá trình giải quyết phá sản;
- Đại diện cổ đông, nhóm cổ đông của doanh nghiệp nộp đơn và tham gia thủ tục phá sản;
- Đại diện người mắc nợ của doanh nghiệp và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết phá sản;
- Đại diện các bên giải quyết tranh chấp tài sản trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp;
- Đại diện các bên tham gia hội nghị chủ nợ.
        Đi kèm với việc cung cấp dịch vụ, chúng tôi sẽ đưa ra tư vấn đồng thời hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, xây dựng các phương án tối ưu cho các bên trong quá trình tham gia thủ tục phá sản cũng như phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Chúng tôi tin rằng, với sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy, dịch vụ pháp lý mà chúng tôi mang lại có thể giúp cho quý khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc một cách tối ưu nhất có thể.
 Tags: doanh nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây