Tư vấn thủ tục tuyên bố doanh nghiệp phá sản

Thứ sáu - 24/08/2012 02:59
Đa số các luật sư đều quan tâm tới việc thành lập doanh nghiệp, tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, an toàn pháp lý hơn, nhưng rất ít luật sư quan tâm đến việc tư vấn cho các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản, họ rất cần làm thủ tục “khai tử” một cách hợp pháp cho các doanh nghiệp này, mà đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nếu họ lâm vào tình trạng phá sản thì càng rất phức tạp và khó khăn cho các ông chủ là người nước ngoài.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế hiện nay, cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp không đứng vững, gặp khó khăn về tài chính, làm ăn thua lỗ, lâm vào tình trạng phá sản, dẫn đến vi phạm pháp luật là điều tất yếu, thủ tục phá sản là một giải pháp “khai tử” an toàn và đúng pháp luật nhất cho các doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản. Những doanh nghiệp này, họ đang rất cần những luật sư có nhiều kinh nghiệm và am hiểu tường tận về các thủ tục để yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản cho doanh nghiệp của họ một cách nhanh chóng và chi phí thấp nhất có thể.
Văn phòng luật sư Tô Đình Huy đã có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho doanh nghiệm, đặc biệt là về thủ tục phá sản, sẽ sẵn sàng tư vấn pháp lý, soạn thảo các đơn thư và đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp để thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố phá sản cho Doanh nghiệp.
Thủ tục phá sản được chúng tôi đúc kết và thực hiện theo quy trình sau:

THỦ TỤC TUYÊN BỐ DOANH NGHIỆP PHÁ SẢN
Đối tượng áp dụng
1. Thẩm quyền của Tòa án
-   Tòa án nhân dân  cấp tỉnh  nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã theo Luật hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
-   Toà án nhân dân cấp huyện, nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
2. Những người có quyền nộp đơn
-   Chủ nợ.
-   Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động.
-   Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
-   Các cổ đông công ty cổ phần.
-   Thành viên hợp danh công ty hợp danh.
3. Những người có nghĩa vụ nộp đơn
 - Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Hồ sơ cần thiết
1.  Người nộp đơn là chủ nợ
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không đ­ược doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;
đ) Quá trình đòi nợ;
e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2.  Người nộp đơn là người lao động
2.1. Đại diện cho ng­ười lao động được cử hợp pháp sau khi đ­ược quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải đựơc quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.
2.2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
d) Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động;
đ) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3.  Người nộp đơn là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
3.1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
3.2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3.3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật phá sản.
3.4. Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải đ­ựơc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;
b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được (mẫu 1);
d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm (mẫu 2);
đ) Danh sách những ng­ươì mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm (mẫu 3);
e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;
g) Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật.
4. Người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
-   Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
-   Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đuợc thực hiện như mục III trên đây.
5. Người nộp đơn là các cổ đông công ty cổ phần
-   Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn đ­ược thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành đ­ược đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
-   Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện như mục III, trừ các giấy tờ, tài liệu điểm d, đ và e.
6. Người nộp đơn là thành viên công ty hợp danh
1. Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đ­ợc thực hiện như mục III.
Thời gian giải quyết
-   Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày Toà án thụ lý hồ sơ.
-   Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
-   Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày Tòa án niêm yết.
-   Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ.
Địa điểm tiếp nhận hồ sơ
-   Trụ sở Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết;
-   Hoặc có thể gửi hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Tòa án qua đường bưu điện.

Liên hệ Văn phòng Luật Sư Tô Đình Huy để được tư vấn chi tiết về thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản và lấy Mẫu 1, 2, 3 nêu trên.
 

Tác giả: Nguyễn Kim Phụng

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu
Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây