Luật sư đại diện đàm phán hợp đồng hợp tác kinh doanh

Thứ tư - 10/05/2017 05:25
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được biết đến với tên gọi thông dụng - hợp đồng BCC (Business Cooporation Contract). Đây là loại hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không cần phải thành lập tổ chức kinh tế, kể cả trong nhiều trường hợp giá trị hợp đồng cực kỳ lớn, với tính chất như vậy Hợp đồng hợp tác kinh doanh rất cần có Luật sư để tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện. Chính vì bản chất của sự hợp tác nên tất cả những thỏa thuận đều thể hiện qua hợp đồng, đàm phán hợp đồng trở thành vấn đề mấu chốt để đảm bảo quyền lợi các bên.
 
đại diện đàm phán hop dong hop tác kinh doanh
đại diện đàm phán hop dong hop tác kinh doanh
Mục lục
 
 

1. Khái quát về hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC (Business Cooperation Contract) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế (Điều 3 khoản 9, Luật Đầu tư năm 2014). Hợp đồng BCC được thiết lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên, với nội dung chính bao gồm:
Mục tiêu và phạm vi hợp tác: Xác định rõ mục tiêu của hợp đồng, lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hợp tác cụ thể mà các bên sẽ thực hiện.
Phân chia lợi nhuận và rủi ro: Quy định cách thức phân chia lợi nhuận, sản phẩm, và chịu trách nhiệm về rủi ro trong quá trình kinh doanh. Thông thường, lợi nhuận và rủi ro được chia theo tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận cụ thể giữa các bên.
Các nguyên tắc tài chính: Bao gồm các bên quy định việc góp vốn, sử dụng vốn, nguyên tắc chi tiêu, hoạch toán và phân phối lợi nhuận cũng như trích lập các quỹ.
Quyền và nghĩa vụ của các bên: Bao gồm quyền lợi và trách nhiệm của từng bên trong việc quản lý, điều hành dự án, cung cấp vốn, công nghệ, tài nguyên, và chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ pháp lý liên quan.
Phương thức giải quyết tranh chấp: Các bên thường thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, trọng tài, hoặc tòa án. Quy định này nhằm đảm bảo các bên có phương pháp xử lý tranh chấp rõ ràng khi xảy ra bất đồng.
Thời hạn hợp đồng: Xác định thời gian thực hiện hợp đồng, bao gồm cả thời hạn có thể kéo dài hoặc kết thúc hợp tác khi đạt được mục tiêu hoặc do một bên quyết định.
Điều khoản sửa đổi và chấm dứt hợp đồng: Các quy định liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung, hoặc chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định pháp luật.

 

2. Ưu điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng BCC không yêu cầu phải thành lập pháp nhân được xem là ưu điểm nổi bật đối với các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Nhà đầu tư và đối tác có thể thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng với tư cách là nhà đầu tư độc lập mà không bị ràng buộc bởi một pháp nhân chung.
Nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc thành lập và vận hành một pháp nhân mới, không phải phụ thuộc vào quyết định của đối tác khi nhà đầu tư muốn chuyển nhượng hoặc bán đi phần của mình trong một số trường hợp cụ thể. Thêm vào đó, khi dự án kết thúc, nhà đầu tư cũng không phải lo lắng về vấn đề giải thể.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC cũng là một trong những lựa chọn tối ưu cho các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một thị trường mới nhưng vẫn nhanh chóng tiếp cận được thông tin dưới sự am hiểu về thị trường thông qua những đối tác trong nước. Đồng thời, nhà đầu tư trong nước cũng được đối tác hỗ trợ về vốn, công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay phát triển dự án đầu tư. Hình thức đầu tư này phù hợp với các dự án đầu tư ngắn hạn và tiến độ thực hiện nhanh. Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có nhiều ưu điểm, như:
 Thứ nhất, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc do không phải thành lập tổ chức kinh tế.
 Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các nhà đâu tư bằng sự am hiểu về thị trường quen thuộc của mình và những thị trường mà bên đối tác chưa nắm rõ có thể giúp đỡ nhau trong việc chiếm lĩnh thị trường, ngoài ra có thể chuyển giao kỹ thuật, công nghệ hiện đại, hướng dẫn về mô hình tổ chức quản lý… Để hai bên cùng hoạt động hiệu quả, cùng đạt được lợi ích mà mình mong muốn.
 Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Tư cách pháp lý độc lập giúp các bên không phụ thuộc vào nhau, tạo sự linh hoạt chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, không ràng buộc.

 

3. Những nhược điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Dù có nhiều ưu điểm như nêu ở trên, tuy nhiên việc không thành lập pháp nhân cũng là hạn chế đối với hình thức đầu tư này. Việc thực hiện những hợp đồng, giao dịch bên lề nhằm phục vụ cho Hợp đồng BCC cũng gây phân vân cho bên thứ ba khi không tồn tại một đại diện – một công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư. 
Thứ nhất, chính vì không thành lập một doanh nghiệp mới, do đó dự án đầu tư gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh. Cũng chính vì không có một doanh nghiệp liên doanh mới ra đời giữa các nhà đầu tư, do đó,  không có con dấu riêng, và đương nhiên, các nhà đầu tư phải thỏa thuận lựa chọn một trong con dấu của các nhà đầu tư để phục vụ cho các hoạt động của dự án đầu tư. Việc không phải thành lập pháp nhân mới trong nhiều trường hợp nếu các nhà đầu tư không nghiên cứu kỹ, lựa chọn sai hình thức đầu tư thì nó lại trở thành một hạn chế rất lớn, gây ra nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư không lường trước được.
Ngoài ra, nếu thành lập một pháp nhân mới thì quyền quản lý pháp nhân mới đó  được phân chia theo tỷ lệ số vốn góp do các nhà đầu tư bỏ ra. Nhưng vì không có doanh nghiệp mới ra đời, do đó, quyền quản lý dự án đầu tư được chia đều cho tất cả các nhà đầu tư, như vậy có lợi cho các nhà đầu tư bỏ ra ít vốn hơn nhưng lại không công bằng với các nhà đầu tư bỏ nhiều vốn hơn.
Thứ hai, đầu tư theo hợp đồng BCC khó thu hút đầu tư đối với những lĩnh vực còn khó khăn và cần phát triển lâu dài, chỉ thực hiện được đối với một số lĩnh vực dễ sinh lợi và sinh hoạt nhanh. Đầu tư theo hợp đồng BCC thường được áp dụng để thực hiện một số dự án cụ thể, nên việc quản lý, kinh doanh đối với dự án lâu dài không phù hợp khi lựa chọn hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC.
Thứ ba, pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC. 
Thứ tư, nhiều điều khoản quan trọng của hợp đồng hợp tác kinh doanh cần thông qua Đại hội cổ đông hoặc ít nhất là Hội đồng quản trị của các bên, do vậy có thể phải tiến hành một đại hội cổ đông bất thường để thông qua nội dung của hợp đồng. Việc thương lượng phân chia tỷ lệ góp vốn đồng nghĩa với tỷ lệ lợi nhuận được hưởng kéo dài vì bên nào cũng muốn có nhiều quyền lợi. Nên việc ký hợp đồng có thể bị chậm hơn dự kiến. Việc phê duyệt dự án phải có tất cả các bên góp vốn (hợp doanh) cùng phê duyệt cũng là một trở ngại gây chậm quá trình thực hiện dự án.

 

4. Phạm vi dịch vụ tư vấn đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hiểu được nội dung và các đặc điểm nêu trên, Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đề xuất phạm vi cung cấp dịch vụ Đại diện đàm phán hợp đồng hợp tác kinh doanh, chi tiết như sau:
-   Tư vấn đánh giá tư cách pháp lý của các bên trong quan hệ hợp tác;
-   Tìm hiểu thông tin về các bên, mục tiêu mà các bên hướng tới trong quan hệ hợp tác để có phương án đàm phán hiệu quả;
-   Xác định nội dung cần thương lượng, chuẩn bị và lựa chọn cách thức trao đổi phù hợp, xây dựng phương án đàm phán với từng nội dung cụ thể;
-   Đại diện các bên tham gia các cuộc đàm phán liên quan đến nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh, tập trung những vấn đề mấu chốt:
Hình thức hợp tác trong hợp đồng: hình thức tài sản đồng kiểm soát, hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát hoặc hình thức kinh doanh chia lợi nhuận sau thuế…
-   Phương thức phân chia lợi nhuận: theo sản phẩm, theo doanh thu, theo lợi nhuận trước hoặc sau thuế…
-   Vấn đề kế toán, hạch toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh;
-   Lựa chọn pháp nhân triển khai hoạt động kinh doanh trong quá trình hợp tác;
-   Tư vấn hoàn thiện và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng;
-   Tư vấn và hỗ trợ pháp lý trong quá trình triển khai, thực hiện Hợp đồng.
Bằng kiến thức pháp lý vững vàng về Luật đầu tư nói chung, Hợp đồng hợp tác kinh doanh nói riêng và kinh nghiệm, kỹ năng trong đàm phán, Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy tin tưởng có thể mang lại cho quý khách hàng sự tin cậy và hài lòng nhất. Sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, khách hàng sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí và quan trọng nhất là hạn chế tối đa rủi ro pháp lý trong tương lai.

 

5. Thông tin liên hệ Văn phòng Luật sư

Quý khách hàng đang cần Luật sư để tư vấn đầu tư nói chung hoặc tư vấn liên quan đến soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc vướng mắc trong hoạt động đầu tư, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0978845617 để nhận thông tin và tư vấn sơ bộ ban đầu một cách kịp thời. Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.

Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0978845617, và Email [info@luatsuhcm.com]
Hãy để đội ngũ Luật sư của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng Quý khách hàng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây