1. Tại sao doanh nghiệp cần có Luật sư riêng?
Trong nhiều lựa chọn: thuê nhân viên pháp lý/tổ chức bộ phận pháp lý trong doanh nghiệp, thuê luật sư khi phát sinh vấn đề hay thuê luật sư riêng thì việc thuê luật sư riêng là phương án mà hiện nay nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi những điểm tối ưu mà phương án này mang lại, cả về chất lượng vụ và chi phí.
Việc thuê nhân viên pháp lý/tổ chức bộ phận pháp lý trong doanh nghiệp hiện nay không tối ưu đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa về quản lý, chi phí vận hành (tuyển dụng, đào tạo, trả lương, BHXH, phụ cấp, thưởng, kỷ luật lao động,...), nguồn lực để đáp ứng nhu cầu pháp lý ngày đa dạng và phức tạp của doanh nghiệp. Kể cả trong trường hợp có nhân viên pháp lý phụ trách, việc đồng hành và phối hợp của luật sư riêng cũng sẽ đem lại hiệu quả cao và nhanh hơn.
Khi doanh nghiệp phát sinh tranh chấp/vấn đề pháp lý, việc tìm đến luật sư là để giải quyết hậu quả của quá trình/hoạt động dẫn đến tranh chấp đó hoặc xử lý việc đã xảy ra rồi. Đương nhiên, phát sinh tranh chấp/vấn đề, doanh nghiệp có sự hỗ trợ của luật sư để bảo vệ quyền lợi cho mình là cần thiết. Tuy nhiên, thời gian, chi phí và rủi ro đối với doanh nghiệp lúc đó sẽ cao hơn. Việc lường trước rủi ro pháp lý của doanh nghiệp trong tương lai thông qua sự đồng hành của luật sư riêng là cần thiết.
2. Ưu điểm khi có luật sư riêng
Thuê luật sư riêng trở thành lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp trong xu thế thị trường cạnh tranh, nhiều rủi ro và quy định pháp luật phức tạp, thay đổi liên tục. Với sự đồng hành của luật sư riêng, doanh nghiệp có thể được:
- Đánh giá tổng thể các vấn đề pháp lý và tính tuân thủ của doanh nghiệp, từ đó đưa ra giải pháp để doanh nghiệp triển khai tuân thủ hoặc khắc phục những tồn tại;
- Tư vấn pháp lý để doanh nghiệp lựa chọn giải pháp cho vấn đề của mình nhằm lường trước rủi ro, có biện pháp phòng ngừa;
- Cung cấp, soạn thảo, soát xét, hoàn thiện hồ sơ cho doanh nghiệp về: hồ sơ pháp lý (điều lệ, nội quy, thỏa ước, các quy chế, quy trình, chính sách... nhằm phục vụ việc quản trị và quản lý doanh nghiệp), hồ sơ kinh doanh (hợp đồng, thỏa thuận, biên bản,... nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh);
- Đại diện doanh nghiệp làm việc với bên thứ ba liên quan để giải quyết vấn đề và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp như: đàm phán giao dịch với đối tác, thực hiện các thủ tục hành chính, làm việc với các cơ quan có thẩm quyền đối với các vấn đề pháp lý phát sinh của doanh nghiệp; đại diện doanh nghiệp làm việc với cá nhân/đơn vị nội bộ của doanh nghiệp;
- Tư vấn, đại diện tham gia tố tụng tại tòa án các cấp; tham gia yêu cầu thi hành án.
Với phạm vi cung cấp dịch vụ nêu trên, luật sư riêng có thể đáp ứng được toàn diện nhu cầu giải quyết vấn đề pháp lý của doanh nghiệp.
3. Luật sư riêng sẽ thực hiện công việc như thế nào?
Cùng với đó, phí dịch vụ pháp lý đối với phương án chọn luật sư riêng cũng tối ưu hơn các phương án khác như đã nêu trên. Doanh nghiệp có thể chọn luật sư riêng dựa trên nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý, việc cân đối tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn:
- Thuê nhân viên pháp lý làm đầu mối phụ trách chuyển giao yêu cầu tư vấn pháp lý đến luật sư riêng và nhận kết quả công việc từ luật sư riêng hoặc thuê nhân viên pháp lý phụ trách các công việc thuộc khả năng của nhân viên, cùng với sự đồng hành của luật sư riêng cho những vấn đề pháp lý phức tạp, áp lực về thời gian.
- Thuê luật sư riêng cho toàn bộ phạm vi dịch vụ mà luật sư riêng có thể cung cấp nêu trên hoặc lựa chọn một phần các công việc trong đó dựa trên thực tế phát sinh của doanh nghiệp để tối ưu hóa chi phí.
- Chi trả chi phí theo phương thức phù hợp tài chính của doanh nghiệp: trả phí trọn gói theo tháng; trả phí theo giờ; trả phí trọn gói có giới hạn dịch vụ, phát sinh tính chi phí riêng.
Chúng tôi hiểu rằng, an toàn pháp lý sẽ hỗ trợ hoạt động quản trị, quản lý và kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo an toàn, hiệu quả nhưng vẫn tối ưu chi phí luôn là mục tiêu doanh nghiệp hướng tới. Lựa chọn luật sư riêng hoàn toàn có thể đáp ứng được mục tiêu nêu trên của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế đang khó khăn như hiện nay.
>> Tham khảo bài viết "Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp - Dịch vụ trọn gói"
4. Phí thuê luật sư riêng có cao không, được tính toán như thế nào?
Nhiều doanh nghiệp đã được chúng tôi tiếp cận, tư vấn và cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên. Ban đầu, họ nghĩ rằng Phí thuê Luật sư sẽ rất cao như phí thuê Luật sư các nước Âu, Mỹ, tính theo giờ và trả bằng USD rất cao. Tuy nhiên, thực tiễn tại Việt Nam, ngoại trừ các chi nhánh công ty Luật nước ngoài thì đa số các tổ chức hành nghề Luật sư trong nước đang cung cấp dịch vụ pháp lý thường xuyên với một chi phí hợp lý nhất.
Chúng tôi xin đề xuất dưới đây các gói tư vấn pháp lý thường xuyên của chúng tôi, Quý khách hàng xem xét:
Trường hợp tình hình nội tại của Doanh nghiệp và yêu cầu tư vấn của Quý khách hàng khác với các gói dịch vụ do chúng tôi đề xuất ở trên, Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi "thiết kế" cho Quý khách một gói dịch vụ phù hợp.
5. Thông tin liên hệ với Văn phòng Luật sư chúng tôi
Quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư riêng, Luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0978845617 để nhận thông tin và tư vấn sơ bộ ban đầu một cách kịp thời. Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ soạn thảo Thỏa thuận bảo mật thông tin chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684, và Email [info@luatsuhcm.com]
Hãy để đội ngũ Luật sư của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng Quý khách hàng.
Chúng tôi trên mạng xã hội