Hiện nay pháp luật không đưa ra 1 khái niệm cụ thể về định mức lao động. Dựa vào chức năng, mục đích của nó, ta có thể khái quát rằng: Định mức lao động là những quy định về số lượng hoặc khối lượng, sản lượng, chất lượng sản phẩm tương ứng với một lượng thời gian lao động, áp dụng cho những nhóm công việc, lao động nhất định trong phạm vi cụ thể. Định mức lao động được xây dựng phù hợp với công việc, công đoạn và toàn bộ quá trình lao động căn cứ vào trình độ của người lao động, tiêu chuẩn lao động và yêu cầu công việc. Định mức lao động là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch lao động, tổ chức, quản lí lao động và tính toán mức trả lương cho người lao động.
Theo quy định của pháp luật, định mức lao động là một trong các cơ sở để người sử dụng lao động tuyển dụng người lao động, thỏa thuận mức lương và trả lương cho người lao động,… Định mức lao động phải được xây dựng dựa trên cơ sở các nguyên tắc do Nhà nước quy định.
Định mức lao động được biểu hiện dưới các hình thức: định mức thời gian, định mức sẵn lượng, định mức phục vụ và là một nội dung chủ yếu của thoả ước lao động tập thể, trong đó các bên tham gia quan hệ lao động thương lượng, thoả thuận mức cụ thể của từng loại định mức, nguyên tắc thay đổi định mức, cách thức giao định mức, các định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu... trong phạm vi pháp luật cho phép.
Xác định định mức lao động hợp lí và đơn giá tiền lương cho từng loại định mức góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động. Khi xác định định mức lao động cho từng loại công việc, ngành nghề phải trên cơ sở điều kiện thực tế về tính chất, mức độ phức tạp hay nặng nhọc của công việc, khả năng thực hiện định mức.
Cụ thể tại khoản 1 và 2 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
Như vậy, người sử dụng lao động phải xây dựng định mức lao động nhằm phục vụ cho công tác tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương với người lao động,…
Câu trả lời là có, người sử dụng lao động bắt buộc phải công khai định mức lao động.
Đầu tiên, căn cứ khoản 3 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Tiếp theo, khoản 1 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:
- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
- Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
- Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;
-Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
- Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
- Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
- Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 49/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP), doanh nghiệp xây dựng định mức lao động làm cơ sở để trả lương cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý.
- Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
- Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.
Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.
- Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung sau:
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể.
- Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
- Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động được tham gia ý kiến về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung định mức lao động. Đây là quyền lợi của người lao động được bảo vệ bởi quy định của pháp luật, vì vậy người lao động cũng như người sử dụng lao động cần biết về quy định này để có thể xây dựng định mức lao động phù hợp, có lợi cho cả 2 bên.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 54 và khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:
Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
![]() |
Trong đó:
Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
>>> Xem thêm Luật sư tư vấn về tiền lương
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp Dịch vụ tư vấn xây dựng định mức lao động theo quy định hiện hành, bao gồm:
- Tư vấn pháp luật về vai trò, sự cần thiết xây dựng Định mức lao động;
- Tư vấn quy định pháp luật, những nguyên tắc, yêu cầu khi xây dựng Định mức lao động;
- Tư vấn từng nội dung cụ thể của Định mức lao động;
- Đánh giá, rà soát nội dung Định mức lao động trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật Lao động và Điều lệ công ty;
- Tư vấn trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban hành định mức: hoạt động áp dụng thử định mức lao động, hoạt động tham khảo ý kiến của tổ chức Công đoàn, các quy định về rà soát, sửa đổi định kỳ;
- Soạn thảo, hoàn thiện hình thức Định mức lao động; hỗ trợ soạn thảo các biểu mẫu liên quan;
- Tư vấn/hỗ trợ xây dựng các quy trình đảm bảo tính thực thi, đồng thời có cơ chế kiểm soát thực thi của Định mức lao động.
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy là đơn vị đã có bề dày hoạt động, với đội ngũ Luật sư được đào tạo bài bản, chính quy và có chuyên môn sâu trong việc tư vấn xây dựng định mức lao động. Với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong các hoạt động thực tiễn, cung cấp các dịch vụ pháp lý và đặc biệt là kinh nghiệm thực tế về tư vấn xây dựng định mức lao động và các vấn đề liên quan, chúng tôi đã cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất về tư vấn xây dựng định mức lao động và mang lại sự hài lòng cho nhiều khách hàng.
Ngoài vấn đề chuyên môn, chúng tôi luôn thực hiện dịch vụ tư vấn xây dựng định mức lao động với tinh thần, trách nhiệm và sự tận tâm cao nhất, xây dựng niềm tin, sự an tâm và an toàn pháp lý cho khách hàng.
Đồng thời, chúng tôi luôn ý thức tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề Luật sư trong quá trình thực hiện tư vấn xây dựng định mức lao động trong mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp và các cơ quan Nhà nước, các cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện dịch vụ này.
Chúng tôi cam kết và trách nhiệm bảo mật tất cả các khoản mục, điều kiện của hợp đồng/thỏa thuận nào được thiết lập, ký kết và tất cả giấy tờ, tài liệu, thông tin mà Văn phòng Luật sư có được từ quá trình làm việc. Văn phòng Luật sư cam kết không công bố hay truyền đạt các vấn đề liên quan đến hợp đồng và công việc này đến Bên thứ ba nào khác mà không có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước yêu cầu.
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến xây dựng định mức lao động, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0909160684 để nhận được sự tư vấn xây dựng định mức lao động và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn xây dựng định mức lao động, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0978845617, và Email [info@luatsuhcm.com]
Chúng tôi hiểu rằng, vấn đề pháp lý về xây dựng định mức lao động có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc, thời gian, chi phí của bạn. Hãy để đội ngũ Luật sư của chúng tôi đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng Quý khách hàng trên mỗi bước đường pháp lý.
Tác giả: admin Tô Đình Huy
Chúng tôi trên mạng xã hội