1. Các hình thức thu hồi nợ cho doanh nghiệp
Thu hồi nợ là việc doanh nghiệp (chủ nợ) yêu cầu khách nợ thanh toán các khoản tiền, tài sản khác đến hạn hoặc quá hạn theo hợp đồng/ thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ; hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp khởi kiện ra Tòa án và đã có bản án hoặc quyết định.
Trên thực tế hiện nay, các phương thức thu hồi nợ cho doanh nghiệp thường có hai cách và có thể thực hiện theo thứ tự như sau:
- Thứ nhất, thu hồi nợ thông qua đàm phán, thương lượng: chủ nợ và khách nợ tiến hành trao đổi trực tiếp, thỏa thuận để khách nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho chủ nợ. Cách thức này đảm bảo duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài, tốt đẹp cho cả hai bên, đồng thời giúp bảo mật thông tin, tiết kiệm chi phí.
- Thứ hai, thu hồi nợ bằng pháp lý, tức là khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết: khi quá trình thương lượng không đạt được kết quả đề ra thì doanh nghiệp có thể tiến hành khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc khởi kiện sẽ giúp giải quyết được các khoản nợ khó đòi, phức tạp với sự tham gia của các chủ thể am hiểu pháp luật.
2. Điều kiện khởi kiện thu hồi nợ cho doanh nghiệp
2.1. Thời hiệu khởi kiện thu hồi nợ
Khởi kiện thu hồi nợ cho doanh nghiệp thì nguyên đơn là thương nhân, căn cứ theo Điều 319 Luật thương mại 2005 thì thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp thương mại là 2 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Vậy nên, thời hiệu khởi kiện mà một trong những điều kiện quan trọng mà chủ nợ (doanh nghiệp) cần lưu ý để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2.2. Hồ sơ khởi kiện thu hồi nợ
Để thực hiện khởi kiện, chủ nợ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với các giấy tờ cụ thể sau:
- Đơn khởi kiện (Theo mẫu số 23-DS – Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP)
- Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng dịch vụ…
- Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân: CMND, hộ chiếu, căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
- Các tài liệu, chứng cứ khác liên quan.
Hồ sơ khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết phải chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ để tránh mất thời gian và đảm bảo được Tòa án thụ lý giải quyết.
2.3. Thẩm quyền giải quyết thu hồi nợ của Tòa án
Thực hiện khởi kiện phải đúng thẩm quyền của Tòa án, căn cứ khoản khoản 3 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020), thì:
- Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài.
- Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.
Vậy nên, chủ nợ phải lưu ý các điều kiện khởi kiện thu hồi nợ để có thể thực hiện khởi kiện đảm bảo quyền và lợi ích của mình.
3. Quy trình khởi kiện thu hồi nợ cho doanh nghiệp
Tương tự như những thủ tục khởi kiện thông thường, khởi kiện thu hồi nợ cũng diễn ra như một vụ án khởi kiện dân sự/thương mại, hiểu rõ hơn quy trình của khởi kiện đòi nợ có những bước nào, sau đây là sơ lược các bước cần thực hiện khi khởi kiện thu hồi nợ cho doanh nghiệp, bao gồm:
3.1. Nộp đơn khởi kiện
Việc nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện có thể nộp cho Tòa án thông qua các phương thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa;
+ Gửi đến Tòa án bằng đường bưu điện;
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có) bằng cách:
- Người khởi kiện phải truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án điền đầy đủ nội dung đơn khởi kiện, ký điện tử và gửi đến Tòa án.
- Tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện phải được gửi đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
3.2. Nhận và xét đơn khởi kiện
Khi hồ sơ khởi kiện nộp đến Tòa án thì Tòa án thông qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp và có trách nhiệm cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện
3.3. Thụ lý đơn khởi kiện
Nếu không thuộc các trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện, hoặc khi tài liệu, đơn khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung phù hợp và xét thấy thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án thụ lý vụ án khi nhận được biên lai tạm ứng án phí.
3.4. Tổ chức hòa giải và chuẩn bị xét xử
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Trong vòng 01 tháng để chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra các quyết định đình chỉ xét đơn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự… Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì có thể kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu nhưng không vượt quá 01 tháng.
3.5. Xét xử sơ thẩm vụ án
Điều 222 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.
4. Nội dung công việc của văn phòng Luật sư Tô Đình Huy
Văn phòng luật sư Tô Đình Huy với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều năm kinh nghiệm cung cấp khách hàng dịch vụ tư vấn thu hồi nợ cho doanh nghiệp nhanh chóng và an toàn nhất với các công việc bao gồm:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ nợ để tìm căn cứ pháp lý, số liệu nợ cần thu hồi;
- Đánh giá khả năng thanh toán của Bên nợ đối với Chủ nợ;
- Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng hướng giải quyết có lợi nhất, tối ưu nhất theo quy định của pháp luật;
- Đại diện cho khách hàng tiếp xúc với Bên nợ để đàm phán, thuyết phục và yêu cầu trả nợ;
- Thực hiện các trình tự tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế hoặc tố tụng hình sự trước các cơ quan bảo vệ pháp luật tùy theo loại chủ thể, tính chất của quan hệ giao dịch phát sinh nợ quá hạn;
- Trường hợp việc thu hồi nợ thông qua tố tụng, Văn phòng luật sư Tô Đình Huy sẽ hỗ trợ khách hàng;
- Soạn thảo đơn kiện và các giấy tờ có liên quan việc thu hồi nợ;
- Đại diện cho khách hàng (cá nhân, tổ chức) nộp đơn khởi kiện ra Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền để thu hồi nợ theo luật định;
- Cử luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng (cá nhân, tổ chức) tại Tòa án các cấp;
- Đại diện cho khách hàng (cá nhân, tổ chức) tham gia thi hành án.
5. Thông tin liên hệ Luật sư tư vấn thu hồi nợ
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến tư vấn thu hồi nợ cho doanh nghiệp, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy để nhận được sự tư vấn thu hồi nợ cho doanh nghiệp nhanh nhất, với mức phí phù hợp nhất và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho dịch vụ tư vấn thu hồi nợ cho doanh nghiệp, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0909160684 LS. Phụng, 0978845617 LS. Huy, và Email: info@luatsuhcm.com.
Quý khách có nhu cầu sử dụng vụ của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy xin vui lòng liên hệ để nhận được dịch vụ tư vấn tốt nhất, chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả.
>>> Tham khảo bài viết "Phí luật sư giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại"
Chúng tôi trên mạng xã hội