Theo quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Từ khái niệm này ta có thể hiểu được, chỉ được kháng cáo hoặc kháng nghị một bản án chưa có hiệu lực pháp luật, tức là phải thực hiện việc kháng nghị, kháng cáo trong thời hạn pháp luật quy định, nếu vượt quá thời hạn thời không thể kháng cáo, trừ một số trường hợp nhất định.
Việc kháng cáo, kháng nghị có thể thực hiện trên một phần hoặc toàn bộ bản án. Không bắt buộc những đối tượng có quyền kháng cáo, kháng nghị phải thực hiện quyền này trên toàn bộ quyết định, bản án. Đây là một quy định có tính linh hoạt cao, góp phần giúp giảm thời gian xử lý việc kháng cáo, kháng nghị vốn đã tốn rất nhiều thời gian, công sức của những người liên quan.
Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã thực hiện việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Cụ thể hơn, Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm được quy định như sau (Điều 344 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015):
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
- Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.
- Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.
- Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.
Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hình sự được quy định như sau:
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
- Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
+ Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
+ Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
- Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
- Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
- Chủ toạ phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo. Chủ toạ phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
- Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
Sau khi một vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm, khi việc xét xử kết thúc thì một trong các quyết định sau sẽ được Hội đồng xét xử đưa ra:
- Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật.
- Sửa bản án sơ thẩm khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới.
- Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại, trong đó:
+ Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại khi có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, có căn cứ bỏ lọt tội phạm,…
+ Hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại khi có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử, bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp sửa bản án,…
- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án:
+ Khi không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án.
+ Khi có một trong các căn cứ sau: (i)người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; (ii) người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; (iii) đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; (iv) tội phạm đã được đại xá; (v) người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác. Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
- Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm khi người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị
a. Tiếp cập hồ sơ vụ án: nhận hồ sơ từ khách hàng hoặc sao chụp hồ sơ từ cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp không tham gia giai đoạn sơ thẩm;
b. Phân tích hồ sơ vụ án: Luật sư sẽ xem xét kỹ lưỡng toàn bộ hồ sơ vụ án, bao gồm các chứng cứ, biên bản xét xử sơ thẩm, và quyết định của tòa án. Việc này giúp luật sư nắm rõ các chi tiết và sai sót (nếu có) trong quá trình xét xử sơ thẩm.
c. Tư vấn pháp lý và định hướng chiến lược: Luật sư sẽ tư vấn cho thân chủ về các quyền lợi, nghĩa vụ và các lựa chọn pháp lý trong giai đoạn phúc thẩm. Dựa trên đó, luật sư sẽ xây dựng chiến lược bào chữa hợp lý, nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của thân chủ.
d. Chuẩn bị tài liệu và chứng cứ mới: Trong một số trường hợp, luật sư có thể thu thập thêm các chứng cứ mới, chuẩn bị các tài liệu, và mời các nhân chứng để hỗ trợ cho việc bào chữa. Điều này rất quan trọng để thuyết phục tòa án xem xét lại các yếu tố quan trọng trong vụ án.
e. Tham gia phiên tòa phúc thẩm: Văn phòng Luật sư cử Luật sư bào chữa cho bị cáo tham gia vào các phiên tòa phúc thẩm. Cụ thể công việc:
- Tiếp xúc với người bị buộc tội để làm rõ các tình tiết vụ việc, tư vấn và hướng dẫn cho họ về thủ tục kháng cáo;
- Làm việc với Tòa án để xác minh, làm rõ các tình tiết nêu trong hồ sơ vụ án phục vụ cho việc bảo vệ yêu cầu kháng cáo;
- Xác định căn cứ và đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người bị buộc tội (nếu cần);
- Thực hiện các biện pháp luật định để bảo vệ quyền lợi của người bị buộc tội trước và tại phiên tòa;
- Tham gia xét hỏi và trình bày tranh luận để bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa.
f. Theo dõi và hỗ trợ sau phúc thẩm: Sau khi phiên tòa kết thúc, luật sư sẽ tiếp tục hỗ trợ thân chủ trong việc theo dõi việc thực hiện bản án, hoặc tư vấn các bước tiếp theo nếu cần thiết.
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy là đơn vị đã có bề dày hoạt động, với đội ngũ Luật sư được đào tạo bài bản, chính quy và có chuyên môn sâu trong việc bào chữa xét xử vụ án hình sự. Với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong các hoạt động thực tiễn, cung cấp các dịch vụ pháp lý và đặc biệt là kinh nghiệm thực tế về bào chữa xét xử phúc thẩm án hình sự và các vấn đề liên quan, chúng tôi đã cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất về bào chữa xét xử phúc thẩm án hình sự và mang lại sự hài lòng cho nhiều khách hàng.
Ngoài vấn đề chuyên môn, chúng tôi luôn thực hiện dịch vụ luật sư bào chữa xét xử phúc thẩm án hình sự với tinh thần, trách nhiệm và sự tận tâm cao nhất, xây dựng niềm tin, sự an tâm và an toàn pháp lý cho khách hàng.
Đồng thời, chúng tôi luôn ý thức tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề Luật sư trong quá trình bào chữa xét xử phúc thẩm án hình sự trong mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp và các cơ quan Nhà nước, các cá nhận có liên quan trong quá trình thực hiện công việc bào chữa xét xử phúc thẩm án hình sự.
Chúng tôi cam kết và trách nhiệm bảo mật tất cả các khoản mục, điều kiện của hợp đồng/thỏa thuận nào được thiết lập, ký kết và tất cả giấy tờ, tài liệu, thông tin mà Văn phòng Luật sư có được từ khách hàng. Văn phòng Luật sư cam kết không công bố hay truyền đạt các vấn đề liên quan đến hợp đồng và công việc này đến Bên thứ ba nào khác mà không có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước yêu cầu.
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến việc bào chữa xét xử phúc thẩm án hình sự hoặc cần luật sư bào chữa xét xử phúc thẩm án hình sự, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0978845617 để nhận được sự tư vấn sơ bộ và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0978845617, và Email [info@luatsuhcm.com]
Chúng tôi hiểu rằng, vấn đề pháp lý liên quan đến việc bào chữa xét xử phúc thẩm án hình sự có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc, thời gian, chi phí của bạn. Hãy để đội ngũ Luật sư của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng Quý khách hàng trên mỗi bước đường pháp lý.
Tác giả: admin Tô Đình Huy
Chúng tôi trên mạng xã hội