Bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm

Thứ năm - 18/05/2017 21:54
Một trong những điều kiện diễn ra phiên tòa phúc thẩm hình sự là khi bị cáo kháng cáo do không đồng ý với Bản án/quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm vì cho rằng quyết định của Hội đồng xét xử không đúng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bản án phúc thẩm sẽ có hiệu lực từ ngày tuyên án. 
Bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm
Bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm
Mục lục

1. Phúc thẩm hình sự là gì?

Theo khoản 1 Điều 330 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về tính chất của xét xử phúc thẩm:

1. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

2. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là bao lâu?

Theo điều 346 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm:

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

2. Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

a) Đình chỉ xét xử phúc thẩm;

b) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.

4. Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

 

3. Dịch vụ luật sư bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm -  Văn phòng luật sư Tô Đình Huy

Do đó, lập luận và chứng cứ để bảo vệ cho yêu cầu kháng cáo đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định trong việc xác định tội danh và hình phạt áp dụng cho bị cáo.  
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cung cấp dịch vụ Luật sư bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm, công việc cụ thể như sau:
- Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng hoặc sao chụp hồ sơ từ cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp không tham gia giai đoạn sơ thẩm;
- Nghiên cứu, phân tích hồ sơ, chứng cứ để xác định căn cứ kháng cáo và yêu cầu kháng cáo phù hợp;
- Tư vấn quy định pháp luật liên quan đến quyền kháng cáo và thủ tục kháng cáo;
- Phân tích, đánh giá, nhận định hậu quả pháp lý của việc kháng cáo;
- Tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng trong việc soạn thảo đơn kháng cáo cũng như việc chuyển đơn kháng cáo cho người bị buộc tội ký;
- Tiếp xúc với người bị buộc tội để làm rõ các tình tiết vụ việc, tư vấn và hướng dẫn cho họ về thủ tục kháng cáo;
- Làm việc với Tòa án để xác minh, làm rõ các tình tiết nêu trong hồ sơ vụ án phục vụ cho việc bảo vệ yêu cầu kháng cáo;
- Xác định căn cứ và đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người bị buộc tội (nếu cần);
- Thực hiện các biện pháp luật định để bảo vệ quyền lợi của người bị buộc tội trước và tại phiên tòa;
- Tham gia xét hỏi và trình bày tranh luận để bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa.

>> Tham khảo chi phí luật sư bào chữa

4. Thông tin liên hệ Văn phòng luật sư Tô Đình Huy

Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật hình sự, tham gia bào chữa trong nhiều phiên tòa hình sự, Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy cam kết bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho bị cáo.
Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp, hoặc hẹn luật sư gọi 097 88 456 17.

Tác giả: admin Tô Đình Huy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây