Dịch vụ hoàn công văn phòng

Thứ bảy - 24/04/2021 22:55
Hiện nay, hoạt động cho thuê và nhu cầu sử dụng các tòa nhà văn phòng đang ngày càng tăng. Ngoài vấn đề lợi nhuận thu được từ hoạt động này thì việc làm sao để hoàn công các công trình trước khi đưa vào sử dụng cũng cần được quan tâm hơn cả. Bởi lẽ, trình tự, thủ tục hoàn công khá phức tạp, thường xuyên thay đổi theo quy định từng thời thời kỳ, từng địa phương. 
Dịch vụ hoàn công văn phòng
Dịch vụ hoàn công văn phòng
Mục lục

 1. Hoàn công là gì?

Đầu tiên, về khái niệm hoàn công, thực tế là hiện này, pháp luật Việt Nam vẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về hoàn công nhà ở hay các công trình khác nên chúng ta không thể giải thích nó rõ ràng nếu dựa trên các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế, hoàn toàn có thể hiểu hoàn công nhà ở là cụm từ được dùng để chỉ thủ tục nghiệm thu công trình, nhà ở để xác định các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng. Nói cách khác, đây là một phương pháp để chúng ta kiểm định lần cuối sau khi việc xây dựng nhà ở, công trình đã hoàn tất.

Đồng nghĩa với việc hoàn công là thực hiện thủ tục nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng. Hoàn công có thể được thực hiện bởi chủ nhà, chủ đầu tư sau khi hoàn thành việc xây dựng công trình.

2. Tại sao lại phải hoàn công

Dựa vào những thông tin đã cung cấp ở trên, chắc hẳn nhiều người có thể thắc mắc rằng tại sao chủ nhà, chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục này? Liệu việc thực hiện nó có mang lại lợi ích gì cho mình không? Chúng tôi xin đưa ra câu trả lời là , việc hoàn công nhà ở sẽ đem lại một số quyền lợi nhất định cho chủ nhà, chủ đầu tư.

Đầu tiên, hoàn công nhà ở là thủ tục cần thiết để đánh giá việc thi công có theo đúng giấy phép được cấp hay không. Đồng thời, hoàn công còn để xác nhận về chất lượng thi công công trình xây dựng không gây ảnh hưởng lớn đến an toàn khai thác, sử dụng công trình. Nói cách khác, đây là một thủ tục nhằm đảm bảo chất lượng và tính hợp pháp của nhà ở, công trình, sau khi hoàn thành thủ tục này, chúng ta sẽ tạo cho những tài sản này một “lý lịch tư pháp” sạch sẽ để đưa chúng vào khai thác, sử dụng.

Vì tầm quan trọng của nó, việc phải hoàn công luôn được nhắc tới khi công trình xây dựng hoàn tất. Đây coi thể được xem như là một thủ tục bắt mà buộc chủ nhà hay nhà đầu tư không được bỏ qua. Thủ tục hoàn công có vai trò quan trọng cho chủ nhà hay nhà đầu tư vì các lý do cụ thể như sau:

  • Được Nhà nước công nhận về tính pháp lý: hoàn công chứng nhận công trình xây dựng đúng theo giấy phép xây dựng, đạt đủ điều kiện về xây dựng, chấp hành theo quy hoạch sử dụng đất. Công trình đảm bảo an toàn và chấp hành các luật về xây dựng. Như đã đề cập ở trên, có thể so sánh việc hoàn công như là việc tạo cho các bất động sản này một bộ “lý lịch tư pháp”, nếu việc hoàn công diễn ra mà không có bất cứ vấn đề gì thì chủ nhà có thể hoàn toàn yên tâm khi sinh sống trong ngôi nhà của mình hoặc cho người khác thuê với độ uy tín cao.

  • Giúp công nhận giá trị tài sản nhà gắn liền với đất, thuận lợi cho việc định giá tài sản. Đồng thời giá trị được đánh giá cao, thuận lợi khi vay vốn ở ngân hàng. Bên cạnh mục đích để ở, nhà còn có thể dùng để làm tài sản đảm để ta vay vốn ngân hàng, phục vụ cho mục đích kinh doanh, việc hoàn công sẽ giúp đảm bảo độ uy tín cho nhà ở, điều đó sẽ giúp tăng giá trị của chúng, tạo điều kiện thuận lợi để chủ nhà vây vốn kinh doanh.

  • Được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, cũng như có các quyền liên quan tới nhà ở như: thế chấp, sang nhượng, thừa kế…

  • Nếu không hoàn công sẽ bị thiệt hại khi Nhà nước quy hoạch, giải tỏa. Theo quy định của Luật Đất đai 2024, khi Nhà nước thu hồi đất mà có bao gồm nhà ở, trong một số trường hợp, thì chủ nhà sẽ được bồi thường, hỗ trợ dựa trên quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật. Nếu nhà ở của chúng ta có sai phạm, ví dụ như xây không đúng bản vẽ, giấy tờ không hợp lệ,… thì chúng ta sẽ gặp bất lợi vô cùng lớn khi được xem xét bồi thường. Vì lý do đó, ta phải thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở ngay khi chúng mới được hoàn thành để phòng ngừa các tình huống bất lợi có thể phát sinh.

Do đó, việc chấp hành theo quy định của Nhà nước về việc đăng ký hoàn công vừa là quyền lợi và cũng có thể được xem như là nghĩa vụ của chủ nhà hay nhà đầu tư trong việc bảo vệ giá trị tài sản nhà ở cũng như công trình xây dựng.   
Với đội ngũ luật sư - nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng - đất đai, Văn phòng luật sư Tô Đình Huy bảo đảm cung cấp dịch vụ hoàn công nhà văn phòng cho khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả với giải pháp tối ưu nhất.

 3. Dịch vụ hoàn công nhà văn phòng của Văn phòng luật sư Tô Đình Huy gồm:

-  Tư vấn thủ tục hoàn công cho khách hàng;
-  Kiểm tra tính pháp lý và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho khách hàng;
-  Soạn thảo, điền các đơn từ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
-  Đại diện khách hàng liên hệ lập bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu,…;
-  Đại diện cho khách hàng công chứng, chứng thực các giấy tờ có liên quan;
-  Đại diện nộp hồ sơ hoàn công cho khách hàng;
-  Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
-  Đại diện khai thuế và thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế;
-  Nhận Giấy chứng nhận sau khi hoàn công cho khách hàng.

4. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoàn công gồm:

-  Giấy phép xây dựng.
-  Giấy chứng nhận đầu tư dự án (nếu có).
-  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất hoặc hồ sơ giao đất;
-  Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành.
-  Hợp đồng thi công.
-  Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
-  Giấy phép Phòng cháy chữa cháy;
-  Các tài liệu quản lý chất lượng công trình.

5. Nơi nộp hồ sơ:

-  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: đối với chủ đầu tư là tổ chức; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
-  Ủy ban nhân dân cấp huyện: đối với chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

>> Tham khảo thêm Thủ tục hoàn công

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây