Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Bí mật kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Chính vì vậy, bí mật kinh doanh luôn bị các đối thủ cạnh tranh nhòm ngó, tiếp cận và thu thập nhằm chiếm đoạt lợi thế của doanh nghiệp sở hữu nó với các hành vi:
- 1. Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu bí mật kinh doanh;
- 2. Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu;
- 3. Lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật, dùng thủ đoạn nhằm tiếp cận, thu thập và tiết lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
- 4. Tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này thực hiện các giao dịch hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước.
Với nhiều năm tư vấn chuyên sâu cho doanh nghiệp và hiểu rõ tầm quan trọng và các nguy cơ bí mật kinh doanh bị đánh cắp. Chúng tôi đã nghiên cứu và tìm ra các chính sách cũng như các biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh cho khách hàng như:
- 1. Đánh giá, phân loại các thông tin để xác định các thông tin có thể được coi là bí mật kinh doanh;
- 2. Thiết lập chương trình bảo mật kinh doanh cho doanh nghiệp;
- 3. Soạn thảo các quy trình, quy định về bảo mật trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, thỏa thuận bảo mật thông tin...để doanh nghiệp có cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn hành vi đánh cắp bí mất kinh doanh và cơ sở để giải quyết nếu cá nhân, tổ chức vi phạm.
Chúng tôi trên mạng xã hội