1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp
Khái niệm kiểu dáng công nghiệp được quy định tại khoản 13, Điều 4 Luật SHTT như sau:
“Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”.
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm bao gồm tập hợp các đặc điểm liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ, trang trí cho sản phẩm. Nó có thể bao gồm sự kết hợp các yếu tố theo không gian ba chiều như hình khối hoặc hai chiều như họa tiết, đường nét, màu sắc.
Đối tượng của kiểu dáng công nghiệp chỉ bao gồm những yếu tố thể hiện bên ngoài của sản phẩm mà có thể cảm nhận được bằng mắt thường khi quan sát sản phẩm để phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa các sản phẩm đó. Hình dáng bên trong của sản phẩm, là phần không thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng thì không thuộc đối tượng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Như vậy, kiểu dáng công nghiệp chỉ liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ của sản phẩm. Những đặc điểm tạo dáng chỉ mang tính chất kỹ thuật, chức năng không liên quan đến thẩm mỹ hoặc những dấu hiệu được gắn trên sản phẩm chỉ để thực hiện chức năng thông tin, hướng dẫn về nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, kích cỡ… của sản phẩm không thuộc đối tượng được bảo hỗ là kiểu dáng công nghiệp.
2. Các tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp
a) Tranh chấp về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;
b) Tranh chấp về quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu;
c) Tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
d) Tranh chấp về quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
đ) Tranh chấp về quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí giữa người có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí với người đang sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó hoặc tranh chấp về khoản tiền đền bù giữa chủ văn bằng bảo hộ với người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
e) Tranh chấp về quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp giữa chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp với người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp liên quan đến việc chuyển giao quyền đó cho người khác, mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng mà không được phép của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp;
g) Tranh chấp về khoản tiền đền bù giữa chủ văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí với người sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí trong khoảng thời gian từ ngày công bố đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp đến ngày cấp văn bằng bảo hộ;
h) Tranh chấp về quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp (bao gồm cả tranh chấp về phần quyền của các đồng chủ sở hữu);
i) Tranh chấp phát sinh từ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
k) Tranh chấp phát sinh từ các hành vi xâm phạm quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí;
l) Tranh chấp về trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
m) Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp; hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc tranh chấp về hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
n) Tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền sở hữu công nghiệp, quyền
tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí;
o) Tranh chấp phát sinh từ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
p) Các tranh chấp khác về quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Chủ thể có quyền khởi kiện tranh chấp kiểu dáng công nghiệp
Quyền khởi kiện vụ án dân sự về quyền sở hữu công nghiệp
+ Cá nhân, tổ chức tranh chấp về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;
+ Tác giả, đồng tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
+ Chủ văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
+ Chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký quốc tế nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam, chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng;
+ Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại;
+ Cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng hợp pháp chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho cá nhân, tổ chức được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý;
+ Tổ chức, cá nhân có đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
+ Người thừa kế hợp pháp của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; hoặc người thừa kế hợp pháp, người kế thừa quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp;
+ Cá nhân, tổ chức được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp;
+ Cá nhân, tổ chức được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp;
+ Cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tuy pháp luật có quy định ai có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, nhưng trong thực tế người có quyền khởi kiện đôi khi bỏ mất quyền khởi kiện hoặc người không có quyền khởi kiện lại khởi kiện nên không được Toà án giải quyết.
4. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự về kiểu dáng công nghiệp
Quyền khởi kiện vụ án dân sự về quyền sở hữu công nghiệp Tòa án phải xem xét các điều kiện sau đây:
+ Quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập cụ thể: Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký; Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó; Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó; Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh. Phải xác định cụ thể tranh chấp liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp nào (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu...) để xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng đó. Vì không phải trong mọi trường hợp căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với mọi đối tượng sở hữu công nghiệp đều như nhau, có trường hợp phải qua thủ tục đăng ký, có trường hợp không phải qua thủ tục đăng ký.
+ Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp vẫn còn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đối với quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập cho các đối tượng sở hữu công nghiệp là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý phải căn cứ vào văn bằng bảo hộ được cấp cho từng loại đối tượng sở hữu công nghiệp để xác định phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ đó.
Ví dụ: Để xác định phạm vi bảo hộ sáng chế, phải căn cứ vào Bằng độc quyền sáng chế do Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp. Đối với quyền sở hữu công nghiệp được xác lập cho các đối tượng là tên thương mại, bí mật kinh doanh, thì phạm vi quyền được xác định theo quy định: Phạm vi quyền đối với tên thương mại được xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh doanh trong đó tên thương mại được chủ thể mang tên thương mại sử dụng một cách hợp pháp.Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp. Phạm vi quyền đối với bí mật kinh doanh được xác định theo phạm vi bảo hộ bí mật kinh doanh, gồm tập hợp các thông tin tạo thành bí mật kinh doanh, được sắp xếp theo một trật tự chính xác và đầy đủ đến mức có thể khai thác được. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được xác định căn cứ vào thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ quy định tại Điều 93 của Luật sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp hiệu lực của văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hoặc bị huỷ bỏ hiệu lực, thì quyền sở hữu công nghiệp cũng chấm dứt. Nếu hết thời hạn bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị chấm dứt hoặc bị huỷ bỏ hiệu lực, thì các quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp không còn được Nhà nước và pháp luật bảo hộ. Do đó, Toà án chỉ thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết nếu hành vi xâm phạm xảy ra vào thời điểm văn bằng bảo hộ còn hiệu lực hoặc đối tượng quyền sở hữu công nghiệp vẫn còn trong thời hạn được bảo hộ.
5. Phạm vi cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp kiểu dáng công nghiệp

a. Tư vấn giải quyết tranh chấp kiểu dáng công nghiệp
- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của khách hàng cung cấp liên quan đến tranh chấp kiểu dáng công nghiệp để nhận diện và xác định chính xác quan hệ tranh chấp;
- Phân tích, đánh giá, nhận định cơ sở pháp lý ban đầu đối với yêu cầu của cá nhân/doanh nghiệp trong tranh chấp kiểu dáng công nghiệp ;
- Tư vấn về chứng cứ và cơ sở chứng minh yêu cầu và cách thức thu thập chứng cứ liên quan đến vị trí của khách hàng trong tranh chấp kiểu dáng công nghiệp;
- Tư vấn và đưa ra các phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp để khách hàng lựa chọn giải quyết;
- Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án về thẩm quyền Tòa án, trình tự, thủ tục, án phí và các chi phí liên quan đến tranh chấp kiểu dáng công nghiệp
b. Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ tranh chấp kiểu dáng công nghiệp
- Tư vấn, soạn thảo, hỗ trợ điều chỉnh hồ sơ khởi kiện, bản tự khai, đơn trình bày ý kiến, đơn yêu cầu nếu đương sự là Nguyên đơn trong tranh chấp kiểu dáng công nghiệp;
- Tư vấn, soạn thảo đơn trình bày ý kiến, đơn phản tố, bản tự khai, đơn yêu cầu nếu đương sự là bị đơn trong tranh chấp kiểu dáng công nghiệp;
- Tư vấn, soạn thảo bản tự khai, đơn trình bày ý kiến, đơn yêu cầu độc lập nếu đương sự tham gia là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tranh chấp kiểu dáng công nghiệp;
- Thu thập/yêu cầu thu thập, tổng hợp, đánh giá và cung cấp chứng cứ kèm đơn và cho Tòa án và hỗ trợ đương sự nộp các hồ sơ nêu trên tại Tòa án.
c. Ðại diện hoặc/và cử luật sư bảo vệ quyền lợi tại Tòa án
- Tư vấn, giải thích về cơ chế đại diện tố tụng và Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ việc tranh chấp kiểu dáng công nghiệp;
- Tư vấn, hướng dẫn về thủ tục ủy quyền cho đại diện tùy thuộc vào phạm vi khách hàng mong muốn trong tranh chấp kiểu dáng công nghiệp;
- Tư vấn hoàn thiện hồ sơ yêu cầu luật sư bảo vệ;
- Ðại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án theo phạm vi ủy quyền bao gồm việc trình bày ý kiến; cung cấp chứng cứ; theo dõi tiến trình, thúc đẩy quá trình giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh; tham gia các buổi làm việc, phiên hoàn giải, phiên tòa xét xử để bảo vệ quyền lợi của khách hàng;
d. Ðại diện yêu cầu thi hành án đối với tranh chấp kiểu dáng công nghiệp
- Tư vấn pháp lý về thủ tục, chi phí thi hành án đối với Bản án/quyết định về tranh chấp kiểu dáng công nghiệp;
- Cử đại diện yêu cầu thi hành bản án/quyết định có hiệu lực;
- Ðại diện tham gia tại cơ quan thi hành án;
- Thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo vệ khách hàng theo bản
án/quyết định tranh chấp kiểu dáng công nghiệp.
6. Cơ chế tính phí dịch vụ luật sư trong tranh chấp kiểu dáng công nghiệp

Chúng tôi căn cứ trên i) yêu cầu của khách hàng; ii) tính chất và sự phức tạp của vụ việc; iii) thời gian và công sức cũng như kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn của Luật sư tham gia mà chúng đề xuất phí dịch vụ pháp lý cho tranh chấp kiểu dáng công nghiệp trên nguyên tắc thỏa thuận và thống nhất giữa chúng tôi và khách hàng, cụ thể:
Chúng tôi sẽ thoả thuận với khách hàng một trong ba phương thức tính thù lao như sau:
Ø Tính phí trọn gói: Khoản phí cố định.
Ø Tính phí theo kết quả công việc: Khoản phí được tính theo tỷ lệ % trên kết quả công việc đối với giá trị tài sản, hợp đồng hoặc dự án.
Ø Kết hợp hai hình thức tính phí nêu trên.
Ðể trao đổi thông tin liên quan đến tranh chấp kiểu dáng công nghiệp và vấn đề về phí dịch vụ pháp lý, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với luật sư Văn phòng Luật sư để trao đổi trực tiếp để có mức phí hợp lý và cạnh tranh, chúng tôi không thu phí cuộc hẹn đầu tiên.
7. Giới thiệu năng lực của Văn phòng Luật sư chúng tôi
Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy là đơn vị đã có bề dày hoạt động tranh tụng nói chung và giải quyết tranh chấp tranh chấp kiểu dáng công nghiệp nói riêng. Được tập hợp bởi các Luật sư được đào tạo bài bản, chính quy và có chuyên môn sâu trong việc giải quyết tranh tranh chấp kiểu dáng công nghiệp. Các Luật sư có kỹ năng đầy đủ của một Luật sư giải quyết tranh chấp tranh chấp kiểu dáng công nghiệp như: giao tiếp hiệu quả, tranh luận nhanh nhạy và sắc bén, nghiên cứu và phân tích vấn đề chính xác và sâu sắc, có kỹ năng đàm phán và thuyết phục..., chúng tôi đã cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất về tranh chấp kiểu dáng công nghiệp và mang lại sự hài lòng cho nhiều khách hàng.
Ngoài vấn đề chuyên môn, chúng tôi luôn thực hiện giải quyết tranh chấp tranh chấp kiểu dáng công nghiệp với tinh thần, trách nhiệm và sự tận tâm cao nhất, xây dựng niềm tin, sự an tâm và an toàn pháp lý cho khách hàng.
Đồng thời, chúng tôi luôn ý thức tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề Luật sư trong quá trình thực hiện tranh chấp kiểu dáng công nghiệp trong mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp và các cơ quan Nhà nước, các cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện tranh chấp kiểu dáng công nghiệp.
Chúng tôi cam kết và trách nhiệm bảo mật tất cả các khoản mục, điều kiện của hợp đồng/thỏa thuận nào được thiết lập, ký kết và tất cả giấy tờ, tài liệu, thông tin mà Văn phòng Luật sư có được từ tranh chấp kiểu dáng công nghiệp. Văn phòng Luật sư cam kết không công bố hay truyền đạt các vấn đề liên quan đến hợp đồng và công việc này đến Bên thứ ba nào khác mà không có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước yêu cầu.

8. Thông tin liên hệ
Nếu Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp kiểu dáng công nghiệp, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0978845617 để nhận được sự tư vấn sơ bộ về tranh chấp kiểu dáng công nghiệp và được hỗ trợ kịp thời.
Số hotline được Luật sư tiếp nhận và xử lý trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian làm việc từ 08 giờ sáng đến 21 giờ tối trong khoảng thời gian từ Thứ 2 đến Thứ 7 trong tuần.
Ngoài phương thức hỗ trợ qua số hotline cho tranh chấp kiểu dáng công nghiệp, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến qua Zalo: 0978845617, và Email [info@luatsuhcm.com]
Chúng tôi hiểu rằng, vấn đề pháp lý tranh chấp kiểu dáng công nghiệp có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc, thời gian, chi phí của bạn. Hãy để đội ngũ Luật sư của Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng Quý khách hàng trên mỗi bước đường pháp lý.
Chúng tôi trên mạng xã hội