Có bắt buộc lập Thỏa ước lao động tập thể

Thứ năm - 08/09/2022 04:07
Thỏa ước lao động tập thể (“TƯLĐTT”) là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên trong quan hệ lao động, trên cơ sở đó, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và cũng là công cụ quan trọng của Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ người lao động.
Có bắt buộc lập Thỏa ước lao động tập thể
Mục lục
 

1. Lập, thông báo thông báo TƯLĐTT có phải là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp?

Điểm c khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 (“BLLĐ”) quy định về quyền của người sử dụng lao động như sau:
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể;...
Tại Điều 75 BLLĐ cũng quy định TƯLĐTT là “thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Theo đó, việc ký kết TƯLĐTT là quyền mà pháp luật lao động ghi nhận cho doanh nghiệp, không phải là nghĩa vụ bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý, mặc dù không bắt buộc phải ký kết TƯLĐTT nhưng khi TƯLĐTT đã được ký kết, doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước; thông báo cho tất cả người lao động; trả chi phí liên quan đến việc thỏa thuận, ký kết, gửi TƯLĐTT để tránh bị phạt theo quy định Điều 15 Nghị định 28/2020/NĐ-CP; và tuân thủ TƯLĐTT đã có hiệu lực để tránh các rủi ro pháp lý khác.
Sau khi đã thỏa thuận và ký kết TƯLĐTT, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể, theo Điều 77 BLLĐ về Gửi thỏa ước lao động tập thể:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính”.
Theo đó, doanh nghiệp có thời hạn là 10 ngày kể từ ngày ký TƯLĐTT, phải thực hiện việc gửi 01 bản TƯLĐTT đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh và phần lớn người lao động tại các tỉnh thành khác thì doanh nghiệp chỉ gửi TƯLĐTT đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

2. Liệu có thể lập một bản TƯLĐTT áp dụng chung cho toàn bộ các công ty con/công ty cùng tập đoàn?

Theo khoản 1 Điều 75 BLLĐ, TƯLĐTT bao gồm: TƯLĐTT doanh nghiệp, TƯLĐTT ngành, TƯLĐTT có nhiều doanh nghiệp và các TƯLĐTT khác.
Trong đó, TƯLĐTT doanh nghiệp là thỏa thuận giữa các bên trong phạm vi một doanh nghiệp riêng lẻ, độc lập. Các công ty con của doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân độc lập. Do đó, doanh nghiệp không thể lập 01 bản TƯLĐTT doanh nghiệp để áp dụng cho toàn bộ công ty con.
Trường hợp công ty mẹ muốn thống nhất nội dung TƯLĐTT cho các công ty con, doanh nghiệp có thể tham khảo phương án sau:
i. Công ty mẹ lập TƯLĐTT doanh nghiệp. Các công ty con tham khảo TƯLĐTT của công ty mẹ để lập TƯLĐTT doanh nghiệp áp dụng cho công ty của mình, có thể điều chỉnh để phù hợp đặc thù lao động của từng công ty, từng địa phương.
ii. Nếu công ty mẹ và các công ty con có các điều kiện lao động và sử dụng lao động tương đồng thì có thể ký kết loại TƯLĐTT có nhiều doanh nghiệp.
Theo Điều 76 BLLĐ về Lấy ý kiến và ký kết TƯLĐTT, có một số quy định cần lưu ý đối với TƯLĐTT có nhiều doanh nghiệp như sau:
- Đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
- Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
- Từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
Sau khi ký kết TƯLĐTT (với hình thức nào), công ty mẹ và các công ty con cũng phải thực hiện thủ tục thông báo (như đã nêu ở mục 1) đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi  doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Chuyên đề trên đây là chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Có bắt buộc lập Thỏa ước lao động tập thể nhằm hỗ trợ người đọc có thêm kiến thức về pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Các thông tin trong chuyên đề Có bắt buộc lập Thỏa ước lao động tập thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết, người đọc chỉ tham khảo. Chúng tôi đề nghị Quý Khách hàng nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ Luật sư của chúng tôi đối với các vấn đề cụ thể. Các yêu cầu giải đáp thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với Văn phòng của chúng tôi theo địa chỉ phía trên hoặc liên hệ qua Hotline: 0978845617, Email: info@luatsuhcm.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây