Điều kiện và thủ tục đăng ký bảo hộ quy trình trồng rau sạch

Thứ sáu - 24/03/2017 05:19
Theo Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: có tính mới; có trình độ sáng tạo; và có khả năng áp dụng công nghiệp. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.
Trong trường hợp sáng chế không đáp ứng tiêu chuẩn về tính sáng tạo nhưng có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp thì sáng chế sẽ được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu sáng chế này không phải là hiểu biết thông thường. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.  
Theo Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ, nếu quy trình sản xuất rau mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh thì sẽ không được bảo hộ.
1. Trước khi đăng ký, cần xác định:
+ Đối tượng dự định đăng ký có phải là giải pháp kỹ thuật hay không?
+ Liệu đối tượng dự định đăng ký có thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ hay không?
+ Liệu đối tượng dự định đăng ký có khả năng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích hay không(tính mới và sáng tạo)?
Để xác định các nội dung trên cần yêu cầu khách hàng cung cấp quy trình sản xuất rau sạch của họ để tra cứu xem nội dung quy trình này có trùng với nội dung nào đã đăng ký chưa? Đồng thời xem xét để đánh giá tính mới, sáng tạo để định hướng tỷ lệ % thành công nếu đăng ký.
Ngoài ra, còn cần phải xem xét đến khả năng đem lại lợi ích kinh tế:
+ Liệu đối tượng dự định đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích có tiềm năng thương mại hay không ?
+ Bản thân tác giả có khả năng hoặc có ai sẵn sàng áp dụng đối tượng dự định đăng ký hay không?
+ Việc áp dụng đó có mang lại lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế hay không?
+ Liệu có đáng phải đánh đổi bí mật về đối tượng dự định đăng ký để lấy khả năng được cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích hay không?
Vì để có thể giành được độc quyền khai thác đối tượng đăng ký tác giả phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của đối tượng đó. Trong khi đó, nếu tác giả có thể giữ được đối tượng trong vòng bí mật ngay cả khi sản phẩm chứa đối tượng đó được lưu hành công khai thì tác giả vẫn chiếm được ưu thế cạnh tranh so với những ai không có bí mật đó.  
2. Hồ sơ đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích
Bao gồm các tài liệu sau:
+ Tờ khai yêu cầu cấp bằng bảo hộ độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích èquan trọng nhất;
(Bản mô tả SC/GPHI phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ. Trong bản mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó.
Bản mô tả SC/GPHI phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ.
Khách hàng phải cung cấp bản mô tả sáng chế. Viết sáng chế là việc không hề đơn giản, phải có người có kinh nghiệm hướng dẫn hoặc phải qua đào tạo. Nếu nội dung không đạt, bị trả về lần thứ 2 sẽ bị từ chối hồ sơ).
+ Yêu cầu bảo hộ;
+ Bản vẽ, sơ đồ,bản tính toán... (nếu cần) để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong bản mô tả SC/GPHI;
+ Bản tóm tắt SC/GPHI;
+ Giấy uỷ quyền (nếu cần),gồm một (1) bản;
Bản mô tả SC/GPHI phải bao gồm các nội dung sau đây:
+ Chỉ số Phân loại Sáng chế Quốc tế (Chỉ số PSQ);
+ Tên gọi của giải pháp kỹ thuật;
+ Lĩnh vực kỹ thuật trong đó giải pháp kỹ thuật được sử dụng hoặc liên quan;
+ Tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực nói trên tại thời điểm nộp đơn (các giải pháp kỹ thuật đã biết);
+ Bản chất của giải pháp kỹ thuật;
+ Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);
+ Ví dụ thực hiện giải pháp kỹ thuật;
+ Những lợi ích có thể đạt được (hiệu quả của giải pháp kỹ thuật).
3. Các khoản phí, lệ phí nộp đơn
- Để đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích, người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí bao gồm các khoản sau:
+ Lệ phí nộp đơn
+ Nếu Bản mô tả có trên 5 trang thì từ trang thứ 6 trở đi,phải nộp thêm 10.000 đ/trang.
+ Lệ phí công bố đơn: 150.000đ
+ Nếu Đơn có nhiều hình vẽ, thì từ hình vẽ thứ hai trở đi phải nộp thêm 50.000 đ/hình vẽ
+ Lệ phí xét nghiệm nội dung: 350.000 đ/đối tượng
+ Lệ phí đăng bạ,cấp Bằng độc quyền: 200.000đ/đối tượng
+ Lệ phí công bố Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích: như lệ phí công bố đơn
+ Lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích: Lệ phí duy trì hiệu lực được nộp theo từng năm một với mức tăng dần,ví dụ: năm thứ 1 và năm thứ 2 là 250.000đ/năm; năm thứ 3 và năm thứ 4 là 400.000đ/năm; ...  
4. Thời gian kiểm định:
Hình thức: 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ. 
Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.
Công bố đơn:
Các đơn sáng chế, giải pháp hữu ích đã được công nhận là đơn hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được phát hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu đều có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và bản mô tả sáng chế,giải pháp hữu ích có liên quan và phải trả tiền mua Công báo và/hoặc phí sao chụp bản mô tả SC/GPHI. 
Nội dung: 08 -12 tháng kể từ ngày chấp nhận hình thức
+ Việc xét nghiệm nội dung chỉ được tiến hành khi có yêu cầu xét nghiệm nội dung của người nộp đơn hoặc của người thứ ba với điều kiện Yêu cầu xét nghiệm nội dung được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 42 tháng tính từ ngày ưu tiên của Đơn sáng chế và 36 tháng tính từ ngày ưu tiên của Đơn giải pháp hữu ích. Quá thời hạn trên, nếu không có Yêu cầu xét nghiệm nội dung, thì Đơn coi như không nộp. Người yêu cầu xét nghiệm nội dung phải nộp lệ phí theo quy định.
+ Mục đích của việc xét nghiệm nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không. 
5. Cấp văn bằng bảo hộ/Đăng bạ
+ Căn cứ vào kết quả xét nghiệm nội dung,nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ,thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả xét nghiệm và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ, lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ và lệ phí duy trì hiệu lực năm thứ nhất và năm thứ hai .
+ Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên, thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn,đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu, thì đơn coi như bị rút bỏ.  
Sơ bộ về yêu cầu của khách hàng:
Chỉ nói chung là muốn bảo hộ mô hình trồng rau sạch thì không thể đánh giá có đăng ký được hay không mà phải cung cấp cụ thể quy trình họ sản xuất rau gì, sản xuất như thế nào mới có thể xem xét.
Qua kiểm tra trên cổng thông tin Cục sở hữu trí tuệ quốc gia thì chưa thấy đăng ký bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực này nhưng thực tế có nhiều quy trình sản xuất rau sạch khác nhau được áp dụng, công bố theo các tiêu chuẩn cụ thể. Do đó, nếu chỉ là quy trình sinh học thông thường thì không thể được bảo hộ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây