Hướng dẫn xử lý hóa đơn đã lập sai

Thứ ba - 28/03/2017 00:28
Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính Quy định xử lý đối với hoá đơn đã lập và Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn cách xử lý hủy hóa đơn đã lập như sau:
1. Hóa đơn viết sai nhưng chưa giao cho Bên mua (chưa xé khỏi cuống hoặc đã xé khỏi cuống)
- Cách xử lý:
(i) Chỉ cần gạch chéo các liên;
(ii) Lập hóa đơn mới (đúng) giao cho Bên mua;
- Lưu ý: Phải lưu giữ số hóa đơn lập sai (nếu chưa xé thì không xé khỏi cuống, nếu đã xé thì kẹp tại cuống hóa đơn).
2. Hoá đơn viết sai đã giao cho Bên mua:
a. Trường hợp chưa kê khai:
- Cách xử lý:
        (i) Hai bên lập biên bản thu hồi các liên của hóa đơn đã lập (không phải lập biên bản hủy hóa đơn). Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi;
        (ii)Lập lại hóa đơn mới, hai bên dùng hóa đơn mới để kê khai;

- Lưu ý: Bên bán gạch chéo các liên và phải lưu giữ số hóa đơn lập sai đó (có thể kẹp vào hóa đơn để giải trình).
b. Trường hợp đã kê khai thuế:
Viết sai ngày tháng, tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản, ... (Không ảnh hưởng đến số tiền thuế GTGT phải nộp và khấu trừ). Cách xử lý:
      (i)  Hai bên lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai.
      (ii) Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót: Hoá đơn ghi rõ nội dung ghi sai, nội dung điều chỉnh, số hóa đơn,ký hiệu, …
      (iii)Cách kê khai: Kê khai hoá đơn điều chỉnh đó vào kỳ hiện tại: Bên bán kê khai hóa đơn điều chỉnh vào bảng kê bán ra PL 01-1/GTGT, Bên mua: kê khai vào bảng kê mua vào PL 01-2/GTGT. Chỉ tiêu: Doanh thu và thuế GTGT ghi bằng "0".
Lưu ý: Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh mà không cần phải lập hóa đơn điều chỉnh (Theo khoản 07 điều 03 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung thông tư 119/2014/BTC, áp dụng từ 01/01/2015). Các trường hợp hóa đơn có sai sót khác thực hiện theo điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
Viết sai đơn giá, thuế suất, tổng số tiền,... (Ảnh hưởng đến tiền và tiền thuế).
Cách xử lý:
     (i)  Hai bên lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai.
    (ii) Người bán Lập hoá đơn điều chỉnh sai sót.Hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, ...cho hoá đơn số…, ký hiệu…Chú ý: Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
    (iii) Cách kê khai: Kê khai hoá đơn điều chỉnh đó vào kỳ hiện tại. Bên bán kê khai hóa đơn điều chỉnh vào bảng kê bán ra PL 01-1/GTGT. Bên mua: kê khai vào bảng kê mua vào PL 01-2/GTGT.
Chú ý: Đối với những hoá đơn điều chỉnh giảm (Tức là phải kê khai giảm số tiền), thì:
         · Người bán trên bảng kê bán ra PL 01-1/GTGT: Kê khai âm (-) vào Chỉ tiêu [9]: Doanh thu”, còn cột “Thuế GTGT” sẽ tự động cập nhật;
         · Người mua: Trên bảng kê mua vào PL 01-2/GTGT:  Kê khai âm (-) và Chỉ tiêu [9]: Giá trị hàng hóa, dịch vụ.
3. Hoá đơn đã lập nhưng hàng hóa bị trả lại do không đúng quy cách, chất lượng
(i) Trường hợp Bên mua có hóa đơn: Bên mua lập hóa đơn trả lại hàng. Hóa đơn ghi rõ hàng hóa bị trả lại do không đúng quy cách, chất lượng và tiền thuế GTGT (nếu có);
(ii) Trường hợp Bên mua không có hóa đơn: Hai bên lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại không có thuế, số thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số, ký hiệu, ngày tháng năm của hóa đơn đã lập). Bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.
(iii) Cách kê khai: Kê khai hóa đơn trả lại hàng vào kỳ phát sinh hóa đơn trả lại.
4. Hóa đơn đã lập bị mất, cháy, hư hỏng
- Hóa đơn được lập theo đúng nhưng sau đó Bên bán hoặc Bên mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc thì:
     (i) Hai bên lập biên bản ghi nhận sự việc. Biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn Bên bán khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản. Bên bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho Bên mua;
     (ii) Bên mua sử dụng hóa đơn bản sao nêu trên kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế.
Lưu ý: Lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn;

Chuyên đề trên đây là chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Hướng dẫn xử lý hóa đơn đã lập sai nhằm hỗ trợ người đọc có thêm kiến thức về pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Các thông tin trong chuyên đề Hướng dẫn xử lý hóa đơn đã lập sai chỉ là quan điểm cá nhân người viết, người đọc chỉ tham khảo. Chúng tôi đề nghị Quý Khách hàng nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ Luật sư của chúng tôi đối với các vấn đề cụ thể. Các yêu cầu giải đáp thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với Văn phòng của chúng tôi theo địa chỉ phía trên hoặc liên hệ qua Hotline: 0978845617, Email: info@luatsuhcm.com
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây