Quy định về thử việc, học việc đối với người lao động

Thứ ba - 21/03/2017 03:36
1.      Quy định về thử việc
Liên quan đến thử việc, Bộ luật lao động năm 2012 quy định từ điều 27 đến điều 29. Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận với nhau về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ hai bên trong thời gian thử việc và kết thúc thời gian thử việc, thời gian thử việc, tiền lương trong thời gian thử việc được thể hiện bằng hợp đồng thử việc nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1.      Quy định về thử việc
Liên quan đến thử việc, Bộ luật lao động năm 2012 quy định từ điều 27 đến điều 29. Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận với nhau về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ hai bên trong thời gian thử việc và kết thúc thời gian thử việc, thời gian thử việc, tiền lương trong thời gian thử việc được thể hiện bằng hợp đồng thử việc nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
-          Chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc;
-          Đảm bảo thời gian thử việc tối đa:
           (i) không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
          (ii)không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
            (iii) không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác;
-          Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó;
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động 2012 thì trước khi hết thời gian thử việc 03 ngày đối với trường hợp (i) và (ii) và ngay khi hết thời gian thử việc đối với trường hợp (iii), người sử dụng lao động phải báo kết quả thử việc cho người lao động được biết. Và khi hết thời gian thử việc, việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Như vậy, đối với một công việc chỉ được thử việc duy nhất 01 lần trong thời hạn luật định, không được gia hạn hợp đồng thử việc. Sau khi kết thúc thời hạn thử việc, nếu việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động và người lao động phải ký ngay hợp đồng lao động theo một trong hai loại hợp đồng được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao động 2012:
    (i) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
    (ii)Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Trường hợp Hợp đồng lao động theo mùa vụ thì không được thử việc, nghĩa là sau khi đã chấm dứt hợp đồng thử việc thì không được ký hợp đồng mùa vụ.
Trong trường hợp không ký hợp đồng lao động thì quan hệ thử việc giữa hai bên chấm dứt và quan hệ lao động cũng không phát sinh.
2.      Hợp đồng học việc
Hiện nay pháp luật không có quy định về “Hợp đồng học việc”. Bộ luật lao động 2012 chỉ quy định Hợp đồng lao động, Hợp đồng thử việc, Hợp đồng đào tạo nghề. Liên quan đến việc học nghề, tập nghề, Bộ luật lao động 2012 quy định tại Điều 61, 62. Theo đó, nếu người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề (thực tế còn được thể hiện bằng Hợp đồng học việc, Cam kết đào tạo).
Bản chất của hợp đồng học việc là người sử dụng lao động tiến hành đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người lao động chưa có kiến thức và/hoặc kỹ năng đối với công việc yêu cầu để người lao động có thể tự làm việc sau khi hoàn thành khóa học. Điều này cũng được thể hiện qua quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2012 về Hợp đồng đào tạo nghề phải có nghề đào tạo, địa điểm và thời hạn đào tạo, chi phí đào tạo,... Đồng thời, người sử dụng lao động cũng phải công bố chương trình đào tạo rõ ràng cho người lao động. Do đó, sau khi thử việc, người lao động vẫn làm việc trên thực tế nhưng ký Hợp đồng học việc là không phù hợp với quy định đề đào tạo nghề.
Như vậy, pháp luật lao động cho phép người sử dụng lao động và người lao động được ký hợp đồng học việc. Tuy nhiên, ký hợp đồng học việc sau khi chấm dứt hợp đồng thử việc là vi phạm quy định thử việc và quy định về hợp đồng lao động đã nêu ở mục 1.
3.      Hậu quả pháp lý và chế tài khi người sử dụng lao động vi phạm quy định thử việc
Việc vi phạm số lần thử việc, thời gian thử việc, tiền lương trong thời gian thử việc sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể:
2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a)      Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;
b)      Thử việc quá thời gian quy định;
c)      Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
3.Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.
Trường hợp sau khi chấm dứt hợp đồng thử việc mà thực tế người lao động vẫn tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động, sau đó người sử dụng lao động thông báo không tiếp tục sử dụng người lao động nữa, nếu có tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết theo trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Quy định pháp luật lao động hiện hành không quy định đối với vấn đề này. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tại tài liệu tập huấn giải quyết các vụ án lao động hướng dẫn xác định loại hợp đồng lao động sau khi chấm dứt thử việc mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc dựa trên: thỏa thuận của các bên tại hợp đồng thử việc, tính chất công việc và thời gian thực tế người lao động đã làm việc.
Hậu quả pháp lý của việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2013.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 4 phiếu bầu
Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây