- Luật đất đai năm 2013;
- Luật nhà ở năm 2014;
- Luật công chứng năm 2014;
- Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015.
Theo đó, Bộ tư pháp khẳng định quy định:
- Việc chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch nêu tại các văn bản trên không có sự mâu thuẫn nhau;
- Cá nhân, tổ chức khi thực hiện các quyền của mình đối với quyền sử dụng đất, nhà ở được lựa chọn công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã.
Văn bản còn phân biệt công chứng và chứng thực:
- Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch và phải chịu trách nhiệm về nội dung của hợp đồng, giao dịch, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình, bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong quá trình hành nghề công chứng nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
- Chứng thực là việc là việc UBND cấp xã chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.
Bộ tư pháp hướng dẫn:
- Các cơ quan chức năng liên quan phải tuyên truyền, giải thích sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực để người dân lựa chọn phương thức công chứng/chứng thực đảm bảo an toàn pháp lý khi giao dịch.
- Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng thấy hợp đồng, giao dịch đơn giản, các bên tin tưởng nhau thì công chứng viên công chứng hoặc hướng dẫn cá nhân, tổ chức lựa chọn chứng thực tại UBND cấp xã; ngược lại, trường hợp hợp đồng, giao dịch phức tạp, tiềm ẩn rủi ro cho các bên, thì UBND cấp xã hướng dẫn cá nhân, tổ chức lựa chọn công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.
- Không thực hiện mở rộng phạm vi áp dụng quy định chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch từ UBND cấp xã, cấp huyện sang tổ chức hành nghề công chứng tại các huyện nữa vì Nghị định 88/2009/NĐ-CP đã hết hiệu lực.
- Những địa bàn đã thực hiện chuyển giao trước khi các văn bản nêu trên có hiệu lực thì tiến hành khảo sát, đánh giá lại hiệu quả, báo cáo Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trong trường hợp hoạt động công chứng đã ổn định, được nhân dân tin tưởng, góp phần phát triển tốt kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giảm thiểu được rủi ro, tranh chấp về đất đai, nhà ở trên địa bàn thì không quyết định lại việc chuyển giao từ tổ chức hành nghề công chứng sang UBND cấp xã, cấp huyện.
Chuyên đề trên đây là chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Thẩm quyền công chứng, chứng thực các hợp đồng liên quan đến nhà đất nhằm hỗ trợ người đọc có thêm kiến thức về pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Các thông tin trong chuyên đề Thẩm quyền công chứng, chứng thực các hợp đồng liên quan đến nhà đất chỉ là quan điểm cá nhân người viết, người đọc chỉ tham khảo. Chúng tôi đề nghị Quý Khách hàng nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ Luật sư của chúng tôi đối với các vấn đề cụ thể. Các yêu cầu giải đáp thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với Văn phòng của chúng tôi theo địa chỉ phía trên hoặc liên hệ qua Hotline: 0978845617, Email: info@luatsuhcm.com
Chúng tôi trên mạng xã hội