Người phạm tội có một trong các hành vi sau:
+ Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;
+ Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;
+ Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
+ Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách; + Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;
+ Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;
+ Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ; + Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.
Tội phạm này được coi là cấu thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành
vi trên gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của
người khác. Về dấu hiệu hậu quả trong tội phạm này cũng được hiểu như đã phân tích ở tội
Điều 202.
Cần lưu ý, khi xác định hậu quả đối với hành vi cản trở giao thông, chúng ta cần xác định
phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cản trở giao thông và hậu quả đã xảy ra. Bởi vì trên thực
tế, có nhiều trường hợp một người có hành vi cản trở giao thông (phơi lúa trên quốc lộ, đặt ống bơm
cát qua quốc lộ, để cát đá, vật tư lấn chiếm hành lang đường bộ…) nhưng hậu quả xảy ra lại không có
mối quan hệ nhân quả với các hành vi này. Khi đó, người có hành vi cản trở giao thông chỉ có thể bị
xử phạt hành chính về hành vi của mình chứ không bị coi là phạm tội cản trở giao thông vì hậu quả
xảy ra không được áp dụng cho hành vi cản trở giao thông. Ví dụ, Phan Thông và Phan Văn Sum đang
phơi lúa trên đường quốc lộ (dài khoảng 30m, lấn chiếm mỗi bên lộ khoảng 1m). Trần Văn Quốc chở
anh Tài đi trên xe Honda, do không làm chủ được tốc độ, bất ngờ phát hiện anh Thông đang quay đảo
lúa nên tránh sang bên trái đường đâm vào anh Đoàn Hưng chở Mai Xuân Thành (đi ngược chiều) gây
tai nạn.
Kết quả giám định anh Mai Xuân Thành bị thương phải cắt 1/3 đùi trái, tỷ lệ thương tật là 61%, anh Hồ Ngọc Tài bị thương tỷ lệ thương tật 12%.
Trong trường hợp này, dù hành vi của Thông và Sum là vi phạm Nghị định 36/CP về việc lấn
chiếm lòng lề đường (cản trở giao thông). Tuy nhiên, giữa hành vi của hai người và hậu quả xảy ra
không có mối quan hệ nhân quả. Cho nên, hành vi của Thông và Sum chỉ có thể bị xử phạt hành chính.
- Chủ quan: tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý (chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b. Hình phạt chia làm 4 khung
Có thể tham khảo nội dung đã phân tích tại Điều 202.
Chúng tôi trên mạng xã hội