Tội chống mệnh lệnh (Điều 316 Bộ luật hình sự)

Thứ hai - 02/06/2014 04:24
. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm trật tự đúng đắn giữa chỉ huy, phục tùng (chỉ huy với chiến sĩ, chỉ huy cấp cao với chỉ huy cấp thấp). Theo Điều lệnh quản lý bộ đội, “quân nhân thuộc quyền phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của thủ trưởng”. 
Đối tượng của tội phạm này là mệnh lệnh của cấp trên đối với cấp dưới.
 
Theo Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ quốc phòng số 01/2003:
Mệnh lệnh là mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền bắt buộc cấp dưới phải chấp hành. Mệnh lệnh có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng tín hiệu lệnh.
Mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền phải đúng pháp luật. Trường hợp người ra mệnh lệnh trái pháp luật thì cần phân biệt như sau:
 + Nếu người chấp hành mệnh lệnh không biết mệnh lệnh đó là trái pháp luật, thì người ra mệnh lệnh đó phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện mệnh lệnh đó;
+ Nếu người chấp hành mệnh lệnh biết rõ mệnh lệnh đó là trái pháp luật, thì:
- Nếu người đó vẫn chấp hành mà không có ý kiến phát hiện, đề đạt gì, thì cả người ra mệnh lệnh và người chấp hành mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện mệnh lệnh đó;
- Nếu người đó đã phát hiện, đề đạt với người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu bắt buộc phải chấp hành thì chỉ người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện mệnh lệnh trái pháp luật đó.
 
- Khách quan: thể hiện ở hành vi chống mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc
của cấp trên có thẩm quyền. Hành vi chống mệnh lệnh thể hiện ở việc cố ý không chấp hành
mệnh lệnh, và điều đó được thể hiện ra bên ngoài cho người khác biết (lời nói, văn bản hoặc
bất kỳ hành động nào). Cũng có thể là hành vi làm ngược lại với mệnh lệnh. Hành vi chống
lại mệnh lệnh hoặc làm ngược lại mệnh lệnh có thể là toàn bộ hoặc chỉ một phần của nội
dung mệnh lệnh. Tội phạm hoàn thành kể từ khi có hành vi chống lại mệnh lệnh mà không
cần hậu quả xảy ra.
Trong thực tiễn, việc xét xử hình sự đã xem xét hành vi phạm tội do thi hành lệnh cấp trên được miễn trách nhiệm hình sự nếu mệnh lệnh là không hợp pháp và sau khi đã phản ánh với cấp trên rằng mệnh lệnh đó không hợp lý mà người ra mệnh lệnh cũng giữ quyết định đó. Trong quân đội cũng áp dụng nguyên tắc này.
- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Động cơ, mục đích rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu định tội của tội phạm này.
- Chủ thể: là chiến sĩ hoặc người thuộc cấp dưới thuộc các đối tượng được nêu ra tại Điều 315 Bộ luật hình sự.
 
b. Hình phạt chia làm 3 khung:
 
- Khung 1: chống mệnh lệnh cấp trên, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến
5 năm.
- Khung 2: chống mệnh lệnh cấp trên thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:
+ Người phạm tội là chỉ huy hoặc sĩ quan.
+ Sĩ quan là cán bộ quân đội được Nhà nước phong quân hàm cấp uý, cấp tá, cấp tướng và tương đương. Sĩ quan bao gồm sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
+ Chỉ huy là cán bộ quân đội có chức vụ từ trung đội trưởng và tương đương trở lên. Chức vụ tương đương được cơ quan có thẩm quyền quy định.
+ Lôi kéo người khác phạm tội.
+Dùng vũ lực.
 Đây là dùng sức mạnh vật chất tấn công người ra mệnh lệnh để tỏ thái độ chống đối.
Trường hợp dùng vũ lực gây chết người hoặc gây ra tỷ lệ thương tật đủ yếu tố cấu thành tội
phạm xâm phạm sức khoẻ của người khác thì phải bị truy cứu thêm về các tội tương ứng.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng.
 
 
Theo Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ quốc phòng số 01/2003:
Hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra, tức là phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
phạm tội và hậu quả xảy ra. Hậu quả đó có thể là hậu quả vật chất (như thiệt hại về tính mạng, sức
khoẻ, về tài sản, về vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự…) hoặc phi vật chất như gây ảnh hưởng xấu
đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về an ninh quốc phòng; ảnh hưởng
đến khả năng và tình trạng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội; ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ
của đơn vị; ảnh hưởng đến quan hệ đoàn kết trong nội bộ Quân đội; mối quan hệ quân dân v.v…
Để xác định thế nào là phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng phải xem xét đánh giá một cách tổng hợp, toàn diện các loại hậu quả do hành vi phạm tội gây ra gồm thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, thiệt hại về vũ khí, trang bị và thiệt hại phi vật chất.
Việc xác định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, về tài sản được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999.
Gây thiệt hại về vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự thuộc một trong các trường hợp sau được coi là gây hậu quả nghiêm trọng:
+ Từ 3 đến 10 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên;
+ Từ 1 đến 5 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41;
+ Từ 5 đến 15 quả mìn, lựu đạn;
+ Từ 3 đến 10 quả đạn cối, đạn pháo;
+ Từ 300 đến 1.000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống;
+ Từ 200 đến 600 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; + Từ 10 đến 30 kg thuốc nổ các loại;
+ Từ 1.000 đến 3.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ;
+ Từ 3.000 đến 10.000 m dây cháy chậm, dây nổ v.v…
Trường hợp gây thiệt hại các loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự khác nhau mà mỗi loại chưa đến mức được hướng dẫn tại đây thì được coi là gây hậu quả nghiêm trọng nếu tổng thiệt hại tương ứng với mức được hướng dẫn trên đây. Ví dụ, phạm tội gây thiệt hại 2 khẩu súng trường (66% mức hướng dẫn tối thiểu), 3 kg thuốc nổ (30% mức hướng dẫn tối thiểu) và 300 nụ xuỳ (30% mức hướng dẫn tối thiểu) được coi là phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng (tổng cộng thiệt hại các loại là 126%, trên mức tối thiểu được hướng dẫn).
Sử dụng cách tính tương tự như vậy để xác định hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với trường hợp gây thiệt hại các loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự khác nhau mà mỗi loại chưa đến mức được hướng dẫn.
 
- Khung 3: chống mệnh lệnh cấp trên thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:
+ Phạm tội trong thời gian chiến đấu.
Phạm tội trong chiến đấu là phạm tội trong thời gian người phạm tội đang trực tiếp chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu.
+ Phạm tội trong khu vực có chiến sự.
Phạm tội trong khu vực có chiến sự là phạm tội trong khu vực đang có các hoạt động tác chiến quân sự giữa ta và địch.
+Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
 
Theo Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ quốc phòng số 01/2003:
Việc xác định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, về tài sản được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999.
Gây thiệt hại về vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự thuộc một trong các trường hợp sau được coi là gây hậu quả rất nghiêm trọng:
+ Từ 11 đến 30 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên;
+ Từ 6 đến 20 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41;
+ Từ 16 đến 45 quả mìn, lựu đạn;
+ Từ 11 đến 30 quả đạn cối, đạn pháo;
+ Từ 1.001 đến 3000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống;
+ Từ 601 đến 2.000 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; + Từ trên 31 kg đến 100 kg thuốc nổ các loại;
+ Từ 3.001 đến 10.000 xuỳ nổ hoặc ống nổ;
+ Từ 10.000 đến 30.000 m dây cháy chậm, dây nổ v.v…
 
- Khung 4: chống mệnh lệnh cấp trên gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm tù chung thân hoặc tử hình. Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là những thiệt hại với số lượng trên mức đã xác định là gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
 
Theo Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ quốc phòng số 01/2003:
Việc xác định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, về tài sản được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999.
Gây thiệt hại về vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự với số lượng trên mức tối đa của hậu quả rất nghiêm trọng là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây