Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi số tiền hoặc hiện vật ăn thua có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các hành vi đó mà còn vi phạm
Theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP (17/4/2003) hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc bao gồm:
+ Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
+ Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc;
+ Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.
Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc cần phân biệt:
+ Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được đề cập trên đây;
+ Trường hợp một người đánh bạc với nhiều người khác nhau (như trường hợp chơi số đề),
thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc đối với người đánh bạc với nhiều người là tổng
số tiền, giá trị hiện vật mà họ và những người đánh bạc khác dùng để đánh bạc; còn đối với người
tham gia đánh bạc với người này là tiền, giá trị hiện vật mà bản thân họ và người đó cùng dùng để
đánh bạc.
Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một triệu đồng đến dưới mười triệu đồng là có giá trị lớn.
- Chủ quan: tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích, động cơ không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
Ở khung hình phạt 2 của tội phạm có dấu hiệu số “tiền hoặc hiện vật có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn”.
Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng là có giá trị rất
lớn.
Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên là có giá trị đặc biệt lớn.
Lưu ý: chúng ta cần phân biệt các tội này với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều
139). Trường hợp đánh bạc hay tổ chức đánh bạc, gá bạc mang tính chất gian lận nhằm
chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP (12/5/2006), đánh bạc được hiểu là nhiều người (ít nhất từ hai người trở lên) cùng tham gia thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; cụ thể như sau:
a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới một triệu đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 248 và Điều 249 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;
b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc
trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ một triệu đồng trở lên theo hướng dẫn tại Nghị
quyết số 02 nêu trên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với
lần đánh bạc đó;
c) Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của BLHS;
d) Trường hợp đánh bạc từ năm lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc
của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự và lấy tiền, hiện
vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội đánh bạc với tình tiết định khung “có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm a khoản 2
Điều 248 của BLHS.
Khi truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa... cần phân biệt:
a) Một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa... (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa... trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.
Ví dụ: Tại kỳ đua ngựa thứ 46, tổ chức vào ngày 06-4-2006, trong khoảng thời gian từ 9 giờ
đến 11 giờ A đã cá độ ba đợt thì chỉ coi A đã đánh bạc một lần trong kỳ đua ngựa này với tổng số tiền
cá độ của cả ba đợt đó; nếu tổng số tiền cá độ của cả ba đợt từ một triệu đồng đến dưới mười triệu
đồng thì A phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 248 của BLHS. Cần chú ý là nếu
số tiền cá độ mỗi đợt từ một triệu đồng trở lên thì đối với trường hợp này cũng không được áp dụng
tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của BLHS.
b) Số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa... với nhiều người là tổng số tiền, giá trị hiện vật mà họ và những người chơi khác dùng để đánh bạc.
Ví dụ: B là chủ đề của năm người chơi đề khác nhau, mỗi người chơi đề với số tiền là hai
mươi ngàn đồng; nếu với tỷ lệ chơi 1/70 (1 ăn 70) thì số tiền dùng để đánh bạc được xác định như sau:
- Tiền dùng để đánh bạc của một người chơi đề với B sẽ được xác định là một triệu bốn trăm hai mươi ngàn đồng [20.000 đồng tiền của một người chơi dùng để đánh bạc + (20.000 đồng 70 lần) tiền của B dùng đánh bạc với người chơi đó = 1.420.000 đồng)].
- Tiền dùng để đánh bạc của B với năm người chơi đề là bảy triệu một trăm ngàn đồng (1.420.000 đồng tiền của B dùng đánh bạc với một người chơi 5 người chơi = 7.100.000 đồng).
Chúng tôi trên mạng xã hội