Tội đào ngũ (Điều 325 Bộ luật hình sự)

Thứ hai - 02/06/2014 01:16
a. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm chế độ nghĩa vụ quân sự và chế độ phục vụ của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam.
- Khách quan: thể hiện ở hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ
quân nhân.

Đây là hành vi của quân nhân rời bỏ hàng ngũ với ý thức không trở về đơn vị
nữa. Hành vi này có thể thực hiện bằng nhiều cách (tự bỏ trốn, sau khi đi công tác, đi phép,
chữa bệnh…đã không quay về đơn vị). Tội phạm hoàn thành khi chủ thể có hành vi bỏ trốn
với ý thức không trở về nữa đã bị xử lý kỷ luật hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hay đào ngũ
trong thời chiến.
 
Theo Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ quốc phòng số 01/2003:
Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đào ngũ đối với người có hành vi rời bỏ đơn vị nhằm trốn tránh nghĩa vụ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi rời bỏ Quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ mà còn vi phạm. Coi là đã bị xử lý kỷ luật trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị xử lý bằng một trong các hình thức xử lý theo quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội về hành vi đào ngũ và chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý. Đối với các trường hợp bị xử lý mà chưa có quy định về thời hạn để hết thời hạn đó, người bị xử lý được coi là chưa bị xử lý, thì thời hạn đó là một năm, kể từ ngày bị xử lý. Nếu trong quyết định xử phạt của người có thẩm quyền ghi không rõ lý do thì trước khi khởi tố vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành xác minh lý do cụ thể của quyết định kỷ luật. Việc xác minh này phải được lập thành văn bản để làm cơ sở cho việc xem xét truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đào ngũ bằng một trong những hình thức được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng và chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng đã phân tích tại Điều 316.
 
- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân nhân là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này.
- Chủ thể: là quân nhân nói ở phần đầu.
 
b. Hình phạt:
 
- Ở khung tăng nặng của tội đào ngũ có một tình tiết “mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng”. Tình tiết này có thể tham khảo hướng dẫn nội dung đã được giới thiệu tại Điều 224.
- Lôi kéo người khác phạm tội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 325 Bộ luật Hình sự
là có hành vi dụ dỗ, thuyết phục, mua chuộc, đe doạ… dẫn đến quân nhân khác cùng đào
ngũ.
 
 Tags: toi dao ngu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây