Tội đào nhiệm (Điều 288 Bộ luật hình sự)

Thứ ba - 03/06/2014 03:16
a. Định nghĩa
 
Đào nhiệm là hành vi cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức gây hậu quả nghiêm trọng.
 
b. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm hoạt động bình thường, kỷ luật lao động của cơ quan, tổ chức liên quan đến việc quản lý cán bộ, công chức. 
- Khách quan:
Người phạm tội có hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác, có thể từ bỏ hẳn hoặc chỉ một
thời gian. Hành vi này có thể được thực hiện qua việc từ bỏ cơ quan, tổ chức mà mình đang
công tác để đi làm ở một nơi khác hoặc không làm gì cả. Tuy nhiên, nếu cán bộ, công chức
có viết đơn xin nghỉ việc mà hết thời gian giải quyết, cơ quan, tổ chức chưa giải quyết thì
việc bỏ cơ quan, tổ chức không cấu thành tội phạm này. Trường hợp này nếu cơ quan, tổ
chức có quyết định không chấp nhận cho nghỉ việc mà vẫn nghỉ mới cấu thành tội phạm.
Ngoài ra, tội phạm này cũng có thể được biểu hiện qua việc cán bộ, công chức bỏ nhiệm vụ
công tác mà cơ quan, tổ chức đã giao cho mình (công vụ). Trường hợp này cần lưu ý để
phân biệt hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ở trường hợp hành vi
“thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, người phạm tội chỉ vì nhất thời sơ suất mà bỏ
nhiệm vụ của mình chứ không có ý định bỏ hẳn nó, không làm. Hành vi này có dấu hiệu
khách quan giống tội đào ngũ nhưng tội đào ngũ thì người phạm tội là quân nhân tại ngũ.
Hành vi bỏ cơ quan, tổ chức hoặc bỏ công vụ này chỉ cấu thành tội phạm khi đã gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu từ bỏ nhiệm vụ để phạm tội khác nữa thì phải truy cứu thêm tội phạm tương ứng đó.
- Chủ quan: là lỗi cố ý, đa phần là cố ý gián tiếp, bởi vì khi thực hiện hành vi người
phạm tội thực hiện một cách cố ý. Tuy chưa xác định người phạm tội có cố ý với hậu quả
hay không, ít ra họ cũng bỏ mặc hậu quả đó xảy ra khi cố ý bỏ cơ quan, tổ chức hoặc bỏ
nhiệm vụ.
- Chủ thể: là cán bộ, công chức đang công tác ở một cơ quan, tổ chức nhất định hoặc cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ cụ thể.
 
c. Hình phạt chia làm 2 khung:
 
- Khung 1: đào nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
- Khung 2: đào nhiệm thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
+ Lôi kéo người khác đào nhiệm.
Đây là trường hợp người phạm tội tự mình đã đào nhiệm mà còn dùng mọi hình thức
(dụ dỗ, đe doạ, mua chuộc…) để người khác cùng mình đào nhiệm. Tuy nhiên, những hình
thức này đều chưa đến mức khiến người bị “lôi kéo” không còn khả năng chống cự, nếu
không người phạm tội còn có thể bị truy cứu thêm tội tương ứng về xâm phạm tự do dân chủ
của công dân, tính mạng sức khoẻ công dân…Chỉ cần người phạm tội có hành vi “lôi kéo”
chứ không cần người bị lôi kéo có đồng ý hay chưa là có thể áp dụng tình tiết này.
+ Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc trong những trường hợp khó khăn đặc biệt khác của xã hội.
+ Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh là trường hợp người phạm tội đào nhiệm ở
nơi xảy ra chiến sự, đang thực hiện công việc ở nơi có chiến sự đã bỏ nhiệm vụ của mình.
+ Phạm tội trong hoàn cảnh thiên tai là trường hợp người phạm tội đào nhiệm ở nơi
xảy ra thiên tai, đang thực hiện công việc ở nơi có thiên tai đã bỏ nhiệm vụ của mình. Những
thiên tai này phải là đáng kể, có khả năng gây hậu quả đặc biệt lớn (lũ lụt, động đất, núi
lửa…).
+ Những khó khăn khác của xã hội tuỳ trường hợp cụ thể mà đánh giá. ¾ Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
 
 Tags: toi dao nhiem

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây