- Khách quan:
Người phạm tội có hành vi điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.
+ Điều động: là ra lệnh, phân công, chỉ thị cho người dưới quyền mình điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà biết là người đó không đủ điều kiện theo pháp luật để có thể điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Ví dụ, không có giấy phép lái xe theo quy định, nồng độ cồn trong máu vượt mức cho phép…
+ Giao: giao cho người không có đủ điều kiện theo pháp luật để điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện việc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Ví dụ, cho người mà mình biết là không có giấy phép lái xe mượn xe của mình.
Những trường hợp không đủ điều kiện khác để điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể là: người chưa đủ tuổi, không đủ sức khoẻ, lái xe tập lái không phải trên xe tập lái và không có giáo viên hướng dẫn, nồng độ cồn quá mức cho phép (quá 80 mmg/1 mml máu hoặc quá 40 mmg/1 lít khí thở)…v.v…
Các hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm khi người được điều động hoặc được giao điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác. Các hậu quả này đã được phân tích cụ thể tại Điều 202.
Lưu ý, không coi là không có giấy phép lái xe đối với người bị mất giấy phép lái xe đã được
xác nhận và chờ ngày cấp giấy phép mới hoặc đang bị cảnh sát giao thông tạm giữ để chờ ngày giải
quyết vi phạm (chưa có quyết định tước giấy phép). Ví dụ, Lê Văn Phượng là chủ xe khách Deawoo
loại 54 chỗ ngồi, biển kiểm soát 77H-4327. Lê Văn Phượng thuê Phạm Ngọc Thành lái (Thành có giấy
phép lái xe hợp lệ).
Ngày 24/2/2003, Thành chở khách từ Bình Định vào TPHCM, trên xe có 60 người (trong đó
có cả vợ chồng chủ xe Phượng cùng đi). Do chạy quá tốc độ và quá trọng tải, cảnh sát giao thông tỉnh
Phú Yên đã tạm giữ giấy phép lái xe của Thành hồi 16 giờ cùng ngày và hẹn đến ngày 27/4 (sau đó 3
ngày) đến để xử lý. Vì khách còn đang đầy trên xe nên Phượng bảo Thành lái xe tiếp vào TPHCM trả
khách.
Ngày 26/2, xe của Thành quay ra Bình Định. Vào 16h15, khi xe đi ngang đoạn đường thuộc phường Bùi Thị Xuân, Quy Nhơn, Bình Định (QL 1A) thì gây tai nạn làm chết hai em học sinh đang đi xe đạp bên lề phải cùng chiều. Trong vụ tai nạn này, lỗi thuộc về 2 em học sinh khi qua đường không quan sát. Thành không có lỗi trong vụ tai nạn. Như vậy, cũng không hành vi của ông Phượng là giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
- Chủ quan: tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý (chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).
- Chủ thể: có thể là chủ thể thường hoặc chủ thể đặc biệt. Đối với chủ thể thường là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Chủ thể đặc biệt là người có thẩm quyền hoặc trách nhiệm điều động người khác điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Sếp, Chủ nhiệm HTX vận tải…).
b. Hình phạt
Trong các khung hình phạt tăng nặng có các dấu hiệu gây hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Các hậu quả này đã được phân tích tại Điều 202.
Chúng tôi trên mạng xã hội