Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 222 Bộ luật hình sự)

Thứ ba - 03/06/2014 23:28
a. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm an toàn hàng không - vùng trời. Ngoài ra, tội phạm này còn xâm phạm đến an ninh lãnh thổ trên không (dù đây không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia). Đối tượng tác động của tội phạm này là các phương tiện bay (máy bay, tàu lượn, khinh khí cầu…). 
- Khách quan: người phạm tội có hành vi vi phạm các quy định về hàng không của Việt Nam về điều khiển máy bay ra hoặc vào lãnh thổ trên không của Việt Nam. Hành vi khách quan của tội phạm này khác với tội phạm được quy định tại Điều 216 - tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay ở chỗ tội phạm này chỉ vi phạm các quy định của Nhà nước Việt Nam về việc bay ra hoặc vào lãnh thổ trên không. Trong khi đó, tội phạm tại Điều 216 yêu cầu người phạm tội phải có hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông hàng không. Tội phạm này không cần dấu hiệu hậu quả.
- Chủ quan: tội phạm này được thực hiện có thể do vô ý hoặc cố ý. Tuy nhiên, nếu có hậu quả xảy ra, thông thường đó là do lỗi vô ý (chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).
- Chủ thể: chủ thể của tội phạm này là những người đang điều khiển máy bay. Những người đồng phạm khác có thể là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
 
b. Hình phạt
 
Ở khoản 1, 2, 3 của Điều này, nhà làm luật yêu cầu các dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng (khoản 2), hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (khoản 3). Nội dung  các mức độ hậu quả này có thể được tìm thấy trong nội dung phân tích hình phạt của Điều 202. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây