Tội đưa hối lộ (Điều 289 Bộ luật hình sự)

Thứ ba - 03/06/2014 03:15
a. Định nghĩa
 
Đưa hối lộ là hành vi của một người dùng tiền, tài sản hoặc bất kỳ một lợi ích vật chất nào khác trực tiếp hoặc qua trung gian đưa cho người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình. 
b. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.
Đối tượng tác động của hành vi phạm tội này là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn.
- Khách quan: cấu thành tội đưa hối lộ theo Điều 289 đòi hỏi phải có hành vi đưa tiền,
tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác cho người có chức vụ quyền hạn. Việc đưa hối lộ diễn
ra rất đa dạng, có thể đưa trực tiếp, cũng có thể đưa qua trung gian một hoặc nhiều người, có thể đưa lén lút hoặc công khai. Cũng như tội nhận hối lộ, đối tượng đưa hối lộ phải là tài sản
hoặc lợi ích vật chất. Nếu là lợi ích về tinh thần hoặc tình cảm thì không thuộc tội phạm này.
Tội phạm hoàn thành khi tài sản hối lộ có giá trị từ 500.000 đồng trở lên hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần. Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây ra thiệt hại đáng kể cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. Vi phạm nhiều lần là trường hợp đưa hối lộ từ hai lần trở lên và mỗi lần của hối lộ đều có giá trị dưới 500.000 đồng.
Tội phạm được coi là hoàn thành khi người có chức vụ, quyền hạn và người đưa hối lộ (hoặc người trung gian) thỏa thuận được về giá trị tài sản hối lộ cũng như về việc làm hoặc không làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ, mặc dù trong trường hợp này người đưa hối lộ chưa thực tế đưa tiền cho người có chức vụ, quyền hạn.
- Chủ quan: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là có thể làm thay đổi hành vi của người có chức vụ, quyền hạn mà mong muốn hành vi của người có chức vụ, quyền hạn thay đổi vì lợi ích của mình hoặc lợi ích của người mà mình quan tâm. Vì thế, nếu hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất cho người có chức vụ, quyền hạn mà không biết và không mong muốn người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vì lợi ích của mình hoặc của người mà mình quan tâm thì không cấu thành tội phạm này.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tội phạm này do chủ thể thường thực hiện nhưng được đặt trong chương này vì nó có một số đặc điểm liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn (đối tượng tác động của tội phạm này là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn).
 
c. Hình phạt chia làm 4 khung:
 
- Khung 1: đưa hối lộ không có các tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 6 năm.
- Khung 2: đưa hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 6 năm đến 13 năm:
+ Có tổ chức.
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Đây là trường hợp người đưa hối lộ dùng những cách thức, mánh khoé…khiến người nhận không thể đối phó được, không thể từ chối được, khó phát hiện như: qua quà tặng nhân các ngày lễ, sinh nhật, đám cưới…, cho vay tiền mà không lấy lại (giả quên), bán tài sản giá rẻ, mua giá đắt…v.v…
+ Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ.
Tài sản Nhà nước là tài sản của cơ quan, tổ chức (tài sản công).
+ Phạm tội nhiều lần.
 + Của hối lộ có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. ¾ Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
Đây là trường hợp của đưa hối lộ có giá trị từ 500. 000 đồng trở lên mà còn gây hậu quả nghiêm trọng.
- Khung 3: đưa hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:
+ Của hối lộ có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng. ¾ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Khung 4: đưa hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Của hối lộ có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. ¾ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, người đưa hối lộ có thể bị phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần giá trị của hối lộ.
Khoản 6 Điều này còn bổ sung trường hợp người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội, được trả lại toàn bộ của đã dùng đưa hối lộ. Tuy nhiên, nếu ai không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự, được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã đưa hối lộ. Đây là những quy định nhằm khuyến khích việc tích cực đấu tranh phòng chống hành vi nhận hối lộ. 
 Tags: toi dua hoi lo

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây