Tôi đua xe trái phép (Điều 207 Bộ luật hình sự)

Thứ ba - 03/06/2014 23:51
a. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm an toàn và trật tự công cộng. Đối tượng tác động của tội phạm này là các phương tiện đua (xe ô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ). 
- Khách quan: người phạm tội có hành vi điều khiển phương tiện có gắn động cơ để đua. Hành vi đua xe được tính kể từ khi người phạm tội bắt đầu cho xe lăn bánh và hành vi này cùng với một trong số các dấu hiệu sau thì tội phạm được xem là hoàn thành:
+ Gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác. Điều luật chỉ yêu cầu việc đua xe có gây thiệt hại cho sức khoẻ và tài sản chứ không yêu cầu thiệt hại đến mức nào. Cho nên, dấu hiệu này được xem là thỏa mãn khi có hậu quả về sức khoẻ (từ 1% tỷ lệ thương tật trở lên) và thiệt hại cho tài sản (có thể vài ba chục ngàn đồng trở lên). Tuy nhiên, thiệt hại về sức khoẻ và tài sản ở đây phải của “người khác”.
+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này (chưa hết thời hạn được xem là không bị phạt hành chính) mà còn vi phạm.
+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
- Chủ quan: tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý (đối với tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức - đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích).
Tuy nhiên, đối với tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất (đòi hỏi dấu hiệu hậu quả - hậu quả cho sức khoẻ, tài sản) thì tội phạm có thể được thực hiện với lỗi vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả). Bởi vì trong trường hợp này, ngườii phạm tội không mong muốn hoặc để mặc hậu quả xảy ra.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
 
b. Hình phạt chia làm 4 khung (tương tự tội tổ chức đua xe trái phép).
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây