Tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182 Bộ luật hình sự)

Thứ tư - 04/06/2014 05:29
a. Định nghĩa
 
Gây ô nhiễm không khí là hành vi thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép.
 
b. Dấu hiệu pháp lý 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm tình trạng bình thường của không khí, làm cho không khí không còn trong sạch, ảnh hưởng trực hoặc gián tiếp đến sức khoẻ nhân loại. Ngoài ra, tội phạm này còn xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường. Đối tượng tác động của tội phạm này là không khí.
- Khách quan:
Người phạm tội có một hoặc một số hành vi sau:
- Thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác (SO2, NO2, CO2, chì…)    quá  tiêu chuẩn cho phép vào không khí;
- Phát bức xạ, phóng xạ (bức xạ điện từ, bức xạ ion hoá…) quá tiêu chuẩn cho phép vào không khí.
Xem xét các hành vi này của con người có vi phạm pháp luật hay không cần đối
chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành trong từng lĩnh vực cụ thể
để quản lý chất độc, chất phóng xạ, danh mục các loại khói, bụi nào là độc hại. Quá tiêu
chuẩn cho phép dựa vào các tiêu chuẩn như: TCVN 5937-1995 (tiêu chuẩn chất lượng
không khí xung quanh), TCVN 5939-1995 (tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các bụi
và chất vô cơ)…v.v…
Hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi đã bị xử phạt hành chính mà còn cố tình không
thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là gây chết người, thiệt hại tài
sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội (có thể tham khảo các phân tích trước về
dấu hiệu này). Có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BCA-BTP (25/12/2001).
- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Thông thường, người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý gián tiếp, bởi vì hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội thường không mong muốn nhưng vì mục đích kinh tế hay mục đích nào khác mà người phạm tội để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Riêng khoản 1, 2 quy định tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng nên chỉ có những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của các tội phạm quy định ở các khoản đó.
 
c. Hình phạt chia làm 3 khung:
- Khung 1: gây ô nhiễm không khí không có tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Khung 2: gây ô nhiễm không khí gây hậu quả rất nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
- Khung 3: gây ô nhiễm không khí gây hậu quả rất nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.
Tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể tham khảo theo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BCA-BTP (25/12/2001).
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây