Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183 Bộ luật hình sự)

Thứ tư - 04/06/2014 05:26
a. Định nghĩa
 
Gây ô nhiễm nguồn nước là hành vi thải các chất dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất
phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi
khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào nguồn
nước.
 
b. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm tình trạng bình thường của nước, làm nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực hoặc gián tiếp đến sức khoẻ nhân loại. Ngoài ra, tội phạm này còn xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường. Đối tượng tác động của tội phạm này là nguồn nước.
- Khách quan:
Người phạm tội có một hoặc một số hành vi sau:
+ Thải vào nguồn nước các chất như dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật;
+ Thải vào nguồn nước các vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch
bệnh;
+ Thải vào nguồn nước các yếu tố độc hại khác.
Để xác định các chất “độc hại” này cần dựa vào các văn bản hướng dẫn chuyên môn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là của cơ quan y tế. Thải chất độc hại như thế nào bị xem là “quá tiêu chuẩn” có thể dựa vào một số tiêu chuẩn như: TCVN 5942-
1995 (tiêu chuẩn chất lượng nước mặt), TCVN 5943-1995 (tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm), TCVN 9545-1995 (tiêu chuẩn nước thải công nghiệp)…v.v…
Hành vi phạm tội hoàn thành khi đã bị xử phạt hành chính mà còn cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng. Về hậu quả nghiêm trọng, chúng ta có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP (25/12/2001).
- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Thông thường, người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý gián tiếp, bởi vì hậu quả của hành vi phạm tội, người phạm tội thường không mong muốn nhưng vì mục đích kinh tế hay mục đích nào khác mà người phạm tội để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tương tự Điều 182,   khoản 1, 2 Điều này quy định tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng nên chỉ có những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của các tội phạm quy định ở các khoản đó.
 
c. Hình phạt chia làm 3 khung: tương tự như mức hình phạt tại Điều 182.
 
Tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể tham khảo theo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BCA-BTP (25/12/2001).
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây