b. Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể:
Hành vi giết con mới đẻ xâm phạm tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, đặc biệt khi người đó lại có mối quan hệ ruột thịt, huyết thống với người phạm tội.
Nạn nhân phải là con mới đẻ - tức là con mới sinh trong vòng 7 ngày tuổi và đó phải là con do chính người phạm tội (người mẹ) sinh ra.5
- Mặt khách quan:
Hành vi giết con mới đẻ thường được thể hiện dưới dạng không hành động như: bỏ con đói cho đến chết, không cho trẻ ăn, uống, không cho bú, không chăm sóc trẻ dẫn đến hậu quả là đứa trẻ chết; hay cũng có thể được thể hiện dưới dạng hành động như người mẹ có những hành vi làm cho trẻ ngạt thở (bóp mũi, úp gối lên mặt con, vứt bỏ ngoài đường...) dẫn đến hậu quả là đứa trẻ bị chết.
Việc giết con không phải do một ác ý nào mà do hoàn cảnh bất đắc dĩ hoặc do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (như người phụ nữ không có chồng mà sinh con hoang, do sợ dư luận mà phải giết con); hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt (như đứa trẻ mới sinh có khuyết tật)...Nếu giết con mình vì một lý do nào khác không phải do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hay hoàn cảnh đặc biệt thì không được xác định là tội phạm này mà phải định tội giết người.
- Mặt chủ quan:
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người mẹ đang trong tình trạng tâm - sinh lý không bình thường, khả năng nhận thức và kiềm chế đều bị hạn chế.
- Chủ thể:
Tội phạm có chủ thể đặc biệt, đó là những người mẹ đang trong tình trạng mới sinh con trong vòng 7 ngày tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự. Do đây là tội phạm ít nghiêm trọng nên người mẹ là chủ thể phải đạt từ đủ 16 tuổi trở lên. Vì vậy, đối với những bà mẹ bất đắc dĩ chưa đủ 16 tuổi mà giết con mới sinh của mình sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
c. Hình phạt:
Người mẹ giết hoặc vứt con mới đẻ của mình dẫn đến đứa bé chết có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội