Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188 Bộ luật hình sự)

Thứ tư - 04/06/2014 05:16
a. Định nghĩa
 
Huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản là những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được liệt kê tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 188. 
b. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm đến lợi ích quốc gia về các loài thuỷ, hải sản thông qua việc xâm hại đến môi trường sinh thái, sự bền vững và ổn định môi trường. Đối tượng tác động của tội phạm này là các loài thuỷ sản sinh sống dưới nước (ao, hồ, biển, sông, suối…). Tuy nhiên, nếu thuỷ sản là động vật hoang dã quý hiếm thì thuộc đối tượng của tội phạm quy định tại Điều 190.
- Khách quan:
Người phạm tội có một hoặc một số trong các hành vi mô tả sau đây:
+ Sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản;
+ Khai thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm;
+ Khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chíng phủ;
+ Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chíng phủ; 
+ Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Tội phạm được xem là hoàn thành khi có một trong các hành vi đã nêu trên kết hợp với một trong số các điều kiện sau:
+ Gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về hành vi phạm tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
 
c. Hình phạt chia làm 2 khung:
 
- Khung 1: huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến đến 3 năm.
- Khung 2: huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.
Tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể tham khảo theo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BCA-BTP (25/12/2001).
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 20 triệu đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây