- Khách quan: có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng.
+ Đốt rừng: là dùng lửa hoặc các chất cháy khác đốt một phần diện tích hoặc toàn bộ
diện tích rừng.
+ Phá rừng: là hành vi chặt phá cây rừng, khai thác tài nguyên rừng không được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
+ Hành vi khách huỷ hoại rừng: dùng hoá chất tiêu diệt cây rừng, thả gia súc đạp phá cây rừng…
Hành vi huỷ hoại rừng cấu thành tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau: + Đã gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Theo Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC (08/3/2007) hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, “Gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ví dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 10.000m2. Nguyễn Văn V phá rừng sản xuất với diện tích là 15.000m2. Hành vi phạm tội của V thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
b) Gây thiệt hại về lâm sản có giá trị từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong
cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu.
Trong trường hợp huỷ hoại rừng mà còn gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của người khác, tài sản của Nhà nước, tập thể, của cá nhân đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý về tội huỷ hoại rừng và tội tương ứng quy định trong BLHS.
- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định (kể cả những
người được Nhà nước giao đất trồng rừng, quản lý rừng, nếu họ vi phạm các quy định về bảo
vệ rừng). Tuy nhiên, khoản 1 Điều này quy định tội nghiêm trọng nên chỉ có những người từ
đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể. Các khoản còn lại thì chủ thể là người đủ 14 tuổi trở lên.
c. Hình phạt chia thành 3 khung:
- Khung 1: huỷ hoại rừng không có các tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2, 3 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Khung 2: huỷ hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; ¾ Huỷ hoại diện tích rừng rất lớn.
“Huỷ hoại diện tích rừng rất lớn” là trường hợp huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên hai
lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.30
Ví dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 10.000m2. Trần Đình S phá rừng sản xuất với diện tích là 30.000m2. Hành vi phạm tội của S thuộc trường hợp huỷ hoại diện tích rừng rất lớn.
+ Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ.
“Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ” là chặt phá các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IIA.
Trường hợp chặt phá các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IIA không xác định thiệt hại bằng diện tích theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục về hậu quả nghiêm trọng (do chặt phá từng cây ở nhiều vị trí khác nhau trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu), nhưng giá trị thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị chặt phá từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với nhóm IA hoặc từ trên năm mươi triệu đến một trăm triệu đồng đối với nhóm IIA thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 189 BLHS.
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
“Gây hậu quả rất nghiêm trọng” là gây hậu quả nghiêm trọng được hướng dẫn tại tiểu mục về hậu quả nghiêm trọng và còn thực hiện một trong các hành vi: chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội độc lập.
- Khung 3: huỷ hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
+ Huỷ hoại diện tích rừng đặc biệt lớn.
“Huỷ hoại diện tích rừng đặc biệt lớn” là huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.
+ Huỷ hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. ¾ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
“Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Giá trị thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị chặt phá từ trên sáu mươi triệu đồng đối với nhóm IA hoặc từ trên một trăm triệu đồng đối với nhóm IIA;
- Gây thiệt hại quy định tại điểm a hoặc điểm b của hậu quả rất nghiêm trọng và còn thực hiện một trong các hành vi: chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội độc lập.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội