- Khách quan:
Người phạm tội có một trong các hành vi sau:
+ Không ra quyết định thi hành (đối với các bản án, quyết định đã đủ điều kiện thi hành án). Chẳng hạn, người phạm tội không ra quyết định thi hành bản án, không gửi trích lục bản án cho cơ quan thi hành án, ra quyết định đình chỉ thi hành án, hoãn thi hành án…không có căn cứ pháp luật.
+ Không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án. Đây là trường hợp mặc dù đã có quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án nhưng người có trách nhiệm thi hành án đã cố tình không thi hành.
Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử
lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Gây hậu quả nghiêm trọng có thể là do bản án
không được thi hành, người lẽ ra phải bị giam thì vẫn được tự do và tiếp tục phạm tội (hình
sự), người lẽ ra được bồi thường thiệt hại đã không được bồi thường dẫn đến kinh tế khó
khăn, gia đình tan nát (dân sự)…Hiện nay, hậu quả nghiêm trọng của tội phạm này chưa
được hướng dẫn. Vì vậy, có thể tham khảo hướng dẫn về hậu quả của các tội phạm khác.
413
- Chủ quan: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
- Chủ thể: người có chức vụ, quyền hạn là những người có thẩm quyền trong việc ra quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án (Chánh án, Phó Chánh án được uỷ quyền hoặc Chánh án được uỷ thác ra quyết định thi hành, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự), có thẩm quyền trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án (cán bộ chiến sĩ công an, quân đội, chính quyền cấp xã, cán bộ trong các cơ sở chuyên khoa…v.v…Các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Công an: thi hành hình phạt trục xuất (đối với người nước ngoài bị áp dụng hình phạt trục xuất, buộc họ rời khỏi lãnh thổ Việt Nam), tù có thời hạn, tù chung thân (dẫn giải họ đến trại giam và sau đó báo lại cho Toà án đã ra quyết định thi hành án), tham gia Hội đồng thi hành án tử hình (trưởng hoặc phó công an tham gia Hội đồng thi hành án tử hình, cử đội bắn - cảnh sát bảo vệ).
- Cán bộ Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc: theo dõi, giám sát và giáo dục người bị kết án (cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo). Ngoài ra, UBND cấp xã còn có nhiệm vụ giám sát, giáo dục người bị áp dụng hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
- Cán bộ cơ sở y tế chuyên khoa: thi hành quyết định bắt buộc chữa bệnh (biện pháp tư pháp) đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc phạm tội mà mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
- Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự: thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, quyết định dân sự trong bản án hình sự, khấu trừ thu nhập của người bị kết án (đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ).
- Cán bộ cơ quan, tổ chức thi hành án trong quân đội: thi hành bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trong quân đội.
b. Hình phạt:
- Khung 1: Người có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
- Khung 2: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội