b. Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước, tổ chức và xâm phạm sự hoạt động bình thường, uy tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức.
Đối tượng phạm tội là con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức (đã đề cập ở Điều 266).
- Khách quan:
Người phạm tội có một trong hai hành vi sau:
+ Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: là hành
vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng
những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ
hoặc chỉ từng phần (tiêu đề, chữ ký, con dấu, nội dung…). Hành vi phạm tội này hoàn thành
kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được con dấu, tài liệu, các giấy tờ giả của một
cơ quan Nhà nước, tổ chức nhất định (kể cả cơ quan Nhà nước hay tổ chức đó không có thật
hoặc đã bị giải thể). Điều luật không yêu cầu việc “làm” giả này phải nhằm sử dụng hoặc đã
sử dụng vào mục đích gì.
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức để
lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Đây là trường hợp người phạm tội không có hành vi
“làm” giả các đối tượng trên nhưng đã có hành vi “sử dụng” chúng để lừa dối cơ quan Nhà
nước, tổ chức hoặc công dân. “Lừa dối” ở đây có nghĩa là người phạm tội sử dụng các đối
tượng đó trong giao dịch với cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khiến cho các đối tác
giao dịch tin đó là đối tượng thật. Có thể hiểu đó là một hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên,
hành vi phạm tội quy định ở điều luật này khác với hành vi phạm tội tại Điều 266. Hành vi
phạm tội tại Điều 266 vẫn sử dụng các giấy tờ, tài liệu vào mục đích trái pháp luật nhưng đó
là các giấy tờ được cấp đúng thẩm quyền, nhưng nội dung đã bị sửa chữa, hoặc làm sai lệch.
Hành vi sử dụng con dấu, giấy tờ…trong Điều 267 là sử dụng các con dấu, giấy tờ…được
tạo ra từ nguồn gốc không đúng thẩm quyền. Đối với hành vi sử dụng, tội phạm hoàn thành
khi người phạm tội có hành vi sử dụng các đối tượng trên để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ
chức hoặc công dân, không cần xảy ra hậu quả.
Điều luật chỉ quy định người sử dụng các giấy tờ, tài liệu vào mục đích lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Vì vậy, nếu hành vi “lừa dối” đã đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội phạm này.
- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức thì không cần mục đích nhưng hành vi sử dụng chúng thì cần mục đích là để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
c. Hình phạt chia làm 3 khung:
- Khung 1: làm giả hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Khung 2: làm giả hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:
+ Có tổ chức.
+ Phạm tội nhiều lần.
¾ Gây hậu quả nghiêm trọng.
¾ Tái phạm nguy hiểm.
- Khung 3: làm giả hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan
Nhà nước, tổ chức để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân gây hậu quả rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 4 năm đến 7
năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Chúng tôi trên mạng xã hội