Tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên (Điều 319 Bộ luật hình sự)

Thứ hai - 02/06/2014 03:09
a. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm trật tự đúng đắn giữa chỉ huy, phục tùng, phá vỡ
mối đoàn kết trong quân nhân, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người chỉ huy hoặc cấp
trên.
Đối tượng tác động của tội phạm này là người chỉ huy hoặc người cấp trên của người phạm tội. 
 
Theo Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ quốc phòng số 01/2003:
+ Người chỉ huy là cán bộ quân đội được giao phụ trách cơ quan, đơn vị thuộc quyền, có những nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thuộc cơ quan, đơn vị đó.
+ Để xác định là cấp trên, và cấp dưới thì giữa người phạm tội và người ra lệnh (hoặc người bị hại) phải có quan hệ công tác và được xác định như sau:
a) Nếu người phạm tội và người ra lệnh (hoặc người bị hại) cùng biên chế trong một cơ quan, đơn vị nhất định, thì:
a1) Người có chức vụ cao hơn là cấp trên, người có chức vụ thấp hơn là cấp dưới, mà không phân biệt cấp bậc;
a2) Người có cấp bậc cao hơn là cấp trên, nếu những người đó có cùng chức vụ.
b) Nếu người phạm tội và người ra lệnh (hoặc người bị hại) không cùng biên chế trong một cơ quan, đơn vị nhất định, thì:
b1) Người có cấp bậc cao hơn là cấp trên, mà không phân biệt chức vụ trong Quân
đội;
b2) Người có chức vụ trong Quân đội cao hơn là cấp trên, nếu những người đó có cùng cấp bậc.
c) Nếu người phạm tội và người ra lệnh (hoặc người bị hại) không cùng biên chế
trong một cơ quan, đơn vị nhất định, nhưng cùng thực hiện một nhiệm vụ trong một thời gian
nhất định, thì:
c1) Người được giao phụ trách là cấp trên mà không phân biệt cấp bậc, chức vụ;
c2) Người có cấp bậc cao hơn là cấp trên mà không phân biệt chức vụ, nếu không có ai được giao phụ trách;
c3) Người có chức vụ trong Quân đội cao hơn là cấp trên, nếu những người đó có cùng cấp bậc và không có ai được giao phụ trách.
 
- Khách quan:

Người phạm tội có thể có một trong hai hành vi:
+ Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người chỉ huy hoặc cấp trên. Hành vi này có thể thực hiện bằng lời nói hoặc bằng hành động. Như thế nào là “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự”, chúng ta có thể tham khảo những phân tích tại Điều 121 Bộ luật hình sự (tội làm nhục người khác) trong quyển này.
+ Hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên được thể hiện qua hành động dùng vũ lực (không đến mức gây thương tích) đối với người chỉ huy hoặc cấp trên của mình.
Hành vi làm nhục, hành hung này xuất hiện trong mối quan hệ công tác chứ không xuất hiện do sự mâu thuẫn cá nhân hay những nguyên nhân cá nhân nào khác mới được xem là cấu thành tội phạm này. Nếu không, hành vi làm nhục hoặc hành hung sẽ được xem xét bởi các tội phạm tương ứng (làm nhục, cố ý gây thương tích). Tội phạm hoàn thành kể từ khi có hành vi làm nhục hoặc hành hung mà không cần hậu quả xảy ra.

- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích, động cơ phạm tội có thể có nhiều và khác nhau nhưng không là dấu hiệu bắt buộc.

- Chủ thể: là chiến sĩ hoặc người thuộc cấp dưới (quân nhân theo Điều 315).
 
b. Hình phạt:
 
- Khung 1: người làm nhục hoặc hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến  ba năm.
- Khung 2: phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến  bảy năm.
 
 
Theo Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ quốc phòng số 01/2003, quân nhân có hành vi làm nhục, hành hung hoặc dùng nhục hình đối với quân nhân khác trong quan hệ công tác thì căn cứ địa vị của người phạm tội và người bị hại trong mối quan hệ đó để truy cứu trách nhiệm hình sự cho đúng; cụ thể là:
+ Nếu người phạm tội là cấp dưới của người bị hại thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục, hành hung của người chỉ huy hoặc cấp trên (Điều 319 Bộ luật Hình sự);
+ Nếu người phạm tội là người chỉ huy hoặc cấp trên của người bị hại thì bị truy cứu trách nhiệm về tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới (Điều 320 Bộ luật Hình sự).
b) Hành vi làm nhục chỉ cấu thành tội phạm trong trường hợp xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của cấp trên (Điều 319 Bộ luật Hình sự), cấp dưới (Điều 320 Bộ luật Hình sự) hoặc đồng đội (Điều 321 Bộ luật Hình sự). Hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự trong một số trường hợp sau đây được coi là nghiêm trọng:
+ Hành vi xúc phạm thường xuyên, kéo dài;
+ Được người khác can ngăn nhưng không đình chỉ việc xúc phạm; + Nhiều người xúc phạm một người;
+ Xúc phạm nhiều người;
 + Xúc phạm có gây tổn hại cho sức khoẻ hoặc để lại hậu quả xấu, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người bị xúc phạm;
+ Xúc phạm bằng các hình thức đê tiện, bỉ ổi thể hiện sự coi thường quá đáng nhân phẩm, danh dự của người bị hại v.v….
c) Hành vi nhục hình, hành hung làm chết người hoặc gây thương tích, gây tổn hại sức khoẻ
của người khác đến mức cấu thành tội xâm phạm sức khoẻ của người khác thì người bị phạm tội bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ tương ứng quy định tại Chương
XII “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người” của Bộ luật Hình sự mà
không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng quy định tại Điều 319, Điều 320 hoặc Điều 321
Bộ luật Hình sự. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây