b. Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.
Đối tượng tác động của tội phạm này cũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn.
- Khách quan:
Người phạm tội thực hiện đồng thời hai hành vi:
+ Dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc một việc trái pháp luật. Biểu hiện của hành vi này có thể là trực tiếp yêu cầu, viết thư, gọi điện, thông qua người khác….Có thể yêu cầu một lần hay nhiều lần. Người có chức vụ, quyền hạn được yêu cầu làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc một việc trái pháp luật không phải vì lợi ích của người yêu cầu mà vì lợi ích của người thứ ba. Việc người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc một việc trái pháp luật không phải vì lợi ích về mình mà vì “bị ảnh hưởng” (qua công tác, quan hệ gia đình, tình cảm…). Người được yêu cầu làm hoặc không làm một việc trái pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 281 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
+ Nhận tiền, tài sản hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian. Việc nhận tiền này có thể đã diễn ra trên thực tế hoặc đã thỏa thuận được số tiền. Đối với người đưa “tài sản” cho người phạm tội, thực tiễn thường truy cứu họ tội đưa hối lộ. Trường hợp người nhận “tài sản” không dùng ảnh hưởng thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn thực hiện công việc vì lợi ích của người đưa tài sản thì người đưa là người bị lừa đảo.
Tội phạm này hoàn thành khi người phạm tội thực hiện đầy đủ cả hai hành vi trên,
không kể người có chức vụ, quyền hạn đã làm theo yêu cầu của người phạm tội hay chưa. Số
tiền nhận hoặc sẽ nhận phải từ 500. 000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu
số tiền nhận dưới 500. 000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau cũng cấu thành
tội phạm:
- Gây hậu quả nghiêm trọng;
- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
Điều luật yêu cầu người phạm tội phải thực hiện đồng thời hai hành vi: (1) Nhận tiền, tài sản
hoặc bất kỳ lợi ích vật chất và (2) Dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn
làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc một việc trái pháp luật mới có thể cấu
thành tội phạm này. Vì vậy, nếu chỉ có hành vi dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ,
quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc một việc trái pháp luật thì
không có tội phạm này xảy ra. Trong trường hợp đó, nếu hành vi của người có chức vụ, quyền hạn cấu
thành tội phạm thì người dùng ảnh hưởng bị truy cứu với vai trò đồng phạm xúi giục.
- Chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích “trục
lợi” là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu không vì mục đích trục lợi mà có hành vi
dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một
việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc một việc trái pháp luật thì không cấu thành tội phạm
này.
- Chủ thể: là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Nếu là người có chức vụ, quyền hạn đã dùng ảnh hưởng đó để thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn khác thì cấu thành tội phạm quy định tại Điều 283.
c. Hình phạt chia làm 2 khung:
- Khung 1: lợi dụng ảnh hưởng đối với người chức vụ, quyền hạn để trục lợi không có
các tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
- Khung 2: lợi dụng ảnh hưởng đối với người chức vụ, quyền hạn để trục lợi thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
+ Phạm tội nhiều lần.
+ Nhận tiền, tài sản hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác có giá trị từ 50 triệu đồng
trở lên.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
Ngoài ra, người đưa hối lộ có thể bị phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần giá trị tài sản đã trục
lợi.
Chúng tôi trên mạng xã hội