Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 87 Bộ luật hình sự)

Chủ nhật - 01/06/2014 23:47
a. Định nghĩa: Phá hoại chính sách đoàn kết là hành vi tuyên truyền, kích động hoặc bằng thủ đoạn khác chia rẽ sự đoàn kết thống nhất toàn dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, đoàn kết quốc tế với mục đích chống chính quyền nhân dân.
 
b. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này làm suy yếu và chống chính quyền nhân dân.
- Khách quan: các hành vi thể hiện tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 87, cụ thể:
+ Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội. Người phạm tội có thể xuyên tạc, bịa đặt, gợi lên những vấn đề còn tồn tại trước đây trong làng xã giữa Nhà nước với nhân dân, lợi dụng sơ hở, thiếu sót của cán bộ Nhà nước để phá vỡ sự đoàn kết Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây là trường hợp người phạm tội lợi dụng sự mê tín, lạc hậu, sự khác nhau về tập quán giữa các dân tộc…gây kỳ thị dân tộc, gây mất đoàn kết giữa các dân tộc trong cả nước; 
+ Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;
+ Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế. Người phạm tội có thể xuyên tạc chính sách, cản trở việc thực hiện chính sách, lợi dụng những vần đề có tính lịch sử để chia rẽ sự đoàn kết quốc tế.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi nêu trên mà không cần xảy ra hậu quả cụ thể nào.
- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này.
- Chủ thể: bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy nhiên, chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
 
 
Nguyễn Văn Lý sinh ngày 15/5/1946 tại tỉnh Quảng Trị và được thụ phong linh mục năm 1974. Sau ngày miền Nam giải phóng, Nguyễn Văn Lý đã được chính quyền địa phương cho phép sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Nhưng thay vì chăm lo việc đạo, Nguyễn Văn Lý đã có những hoạt động vi phạm pháp và đã nhiều lần bị xử lý. Từ tháng 11/2000, tại họ đạo Nguyệt Biều, thành phố Huế, Nguyễn Văn Lý đã có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh và cuộc sống bình yên của nhân dân.
Ngày 5/2/2001, Toà Tổng giám mục Huế đã có biện pháp thuyên chuyển Nguyễn Văn Lý về làm quản xứ Giáo xứ An Truyền thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Tại đây,
Nguyễn Văn Lý lại tiếp tục hoạt động chống chính quyền, vi phạm pháp luật nghiêm trọng và trắng trợn hơn bằng các hoạt động kích động giáo dân tụ tập gây cản trở việc thực hiện nghĩa vụ của nhân dân địa phương.
Chẳng hạn như Nguyễn Văn Lý đã viết một bản tin đăng trên internet và tuyên truyền cho giáo dân, nội dung như sau: “Đúng ngày hôm nay, 4 anh em linh mục chúng tôi vừa mới viết một thư
hiệp thông cùng các GHPGHH, GHPGVNTN, và giáo hội Tin Lành. Sự thật vấn đề tự do tôn giáo Việt Nam khá phức tạp bởi vì nhà nước Việt Nam theo đuổi một chính sách không phải 2 mặt, mà là nhiều mặt. Nhưng tóm lại trong 2 mặt chính đó là những nơi xa xôi hẻo lánh thì nhà nước đàn áp, phân hoá, ngăn cản. Đối với những giáo hội muốn được độc lập trong tổ chức và tự do trong truyền đạo thì những giáo hội đó luôn gặp khó khăn. Từ những khó khăn lớn về cơ cấu tổ chức, đến những khó khăn nhỏ trong các sinh hoạt. Còn đối với những giáo hội có sự hiện diện công khai ở các thành phố lớn thì nhà nước tìm cách có những hình ảnh đẹp hầu có thể nói với cộng đồng quốc tế và những phóng viên nước ngoài có những cái nhìn hời hợt về vấn đề này, làm cho những người này bị lường gạt mà không biết.”
Với hành vi kích động chia rẽ giáo dân của Lý trong vụ án trên đã thỏa mãn cấu thành tội phá hoại chính sách đoàn kết. 
c. Hình phạt chia làm 2 khung:
 
- Khung 1(cơ bản): phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.
- Khung 2 (giảm nhẹ): phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây