Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231 Bộ luật hình sự)

Thứ ba - 03/06/2014 22:39
a. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn các công trình, phương tiện về an ninh quốc gia. Đối tượng tác động của tội phạm này là các công trình, phương tiện về an ninh quốc gia, như:
công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, công trình điện, dẫn khí đốt, xăng dầu, công trình thuỷ lợi, các công trình, phương tiện khác có tầm quan trọng về an ninh quốc gia (ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hoá, xã hội…).
Cụ thể như sau:
+ Công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải: đường bộ, sắt, hàng không, sông (tà vẹt đường ray xe lửa, hệ thống biển báo đường bộ, đường sông…).
+ Công trình hoặc phương tiện thông tin liên lạc: đường điện thoại, cáp ngầm, đường truyền internet, hệ thống viễn thông, vệ tinh…
+ Công trình điện: nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, đường dây tải điện (cao, trung thế hoặc có khi hạ thế), trạm biến áp…
+ Công trình dẫn chất đốt: dẫn gas, xăng, dầu và các chất đốt khác.
+ Công trình thuỷ lợi: hệ thống đê kè, các trạm bơm nước tưới tiêu, hệ thống dẫn
nước…
+ Các công trình, phương tiện khác: đây là các công trình, phương tiện không thuộc
các đối tượng trên nhưng cũng có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hoá, xã
hội…
 
 
Cần chú ý rằng, chỉ những công trình, phương tiện thật sự có tầm quan trọng về an ninh quốc
gia, quốc phòng, kinh tế, văn hoá, xã hội…mới thuộc đối tượng của tội phạm này. Trên thực tế, có
những trường hợp người phạm tội vì vô tình (vì muốn phạm tội khác, như trộm cắp, huỷ hoại hoặc cố
ý làm hư hỏng tài sản…) mà tác động phải các công trình, phương tiện được đề cập trên đây. Tuy
nhiên, khi cân nhắc thì các công trình, phương tiện đó rõ ràng chỉ ảnh hưởng đến đời sống xã hội hoặc
an toàn xã hội chứ không có tầm ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, sự vững mạnh của chính quyền
nhân dân. Khi đó, chúng ta không nên định tội phạm này mà nên định các tội phạm tương ứng đó.
 
Ví dụ, Khoảng 21h30 đêm 17/5/2004, tại tuyến cáp điện thoại nội hạt, đoạn chạy qua địa phận xã Bà Lô (huyện Phù Nam, Ninh Hoá), hai tên Đủng và Đỉnh (là các đối tượng nghiện hút) đã dùng dao chặt đứt đoạn cáp lõi đồng điện thoại loại 30 đôi, làm 26 máy điện thoại ở khu vực chợ xã Bà Lô không liên lạc được trong 36 giờ. Đủng và Đỉnh đã lấy đi 40m dây đồng đem bán phế liệu được 50 ngàn đồng, gây thiệt hại cho tổng đài viễn thông huyện là 2 triệu đồng.
Theo kết quả xác minh, trong 26 điện thoại   bị mất liên lạc trong 36 giờ, có một máy của
trường quân sự tỉnh (đặt  trên địa phận xã) (trường quân sự tỉnh có 10 line điện thoại, có 1 line vì sự
kiện này mà không liên lạc được), hai máy của điểm văn hoá xã, 23 máy còn lại của các hộ dân.
Trong vụ án trên, đối tượng bị tác động là công trình thông tin liên lạc. Tuy nhiên, công trình
này khi bị phá huỷ không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, bởi vì các đường line điện thoại chủ yếu
là của các hộ dân. Chỉ có 1 đường line điện thoại là của trường quân sự bị ngừng liên lạc. Trong khi
đó, Trường còn lại 9 line điện thoại có  thể liên lạc bình thường, không ảnh hưởng đến lớn đến hoạt
động của Trường. Vì vậy, tội phạm mà hai tên này thực hiện nên được xác định là tội trộm cắp tài sản
(Điều 138).
 
- Khách quan: người phạm tội có hành vi “phá huỷ” các công trình, phương tiện về an ninh quốc gia. Hành vi phá huỷ có biểu hiện rất đa dạng.
+ Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng các công trình, phương tiện nói trên. Trên thực tế, hành vi này ít khi xảy ra vì nếu có xảy ra thì thông thường là vì mục đích chống chính quyền nhân dân của người phạm tội. Khi đó, tội phạm được xác định là tội phá họai cơ sở vật chất nhân thuật của nước CHXHCNVN (Điều 85).
+ Thông thường, người phạm tội vì mục đích vụ lợi (chiếm đoạt tài sản) nên chấp nhận việc phá huỷ các công trình, phương tiện về an ninh quốc gia. Ví dụ, muốn trộm cắp dây cáp đồng nên đã cắt đường dây trung thế, muốn chiếm đoạt máy bơm nước nên đã lấy máy bơm của trạm bơm (công trình thuỷ lợi)…
Tội phạm được xem là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi phá huỷ một trong số các đối tượng nói trên mà không cần xảy ra hậu quả.
 
 
Khi phân tích tội phạm này cần cân nhắc xem người phạm tội thật sự tác động đến bao nhiêu
đối tượng (xâm hại bao nhiêu khách thể). Trong trường hợp người phạm tội vừa xâm phạm đến quan
hệ sở hữu vừa xâm phạm đến an toàn của các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
mà khi xâm phạm đến khách thể nào, hành vi phạm tội cũng mang đầy đủ bản chất nguy hiểm thì phải
định hai tội: tội chiếm đoạt (ví dụ, trộm cắp tài sản) và tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng
về an ninh quốc gia.
Ví dụ, Hà Văn Công và Chu Văn Hậu đều là những thanh niên lười lao động nhưng lại thích ăn chơi. Để có tiền tiêu xài, Công đã rủ Hậu trong ba đêm liền cắt được 19 dây sắt thép điện chống sét loại Þ14 ở cột điện cao thế loại 35KV thuộc tuyến đường điện Na Dương đi Đình Lập. Chúng đã bán được 1 triệu đồng đem chia nhau. Hành vi của chúng bị công an phát hiện và bắt giữ.
Tại cơ quan Điều tra, chúng khai thêm: ngày 5/2/2001, Công đã dùng xà beng đục ống dẫn dầu của quân đội đi quan địa phương. Khi Công lấy được 60 lít dầu thì bị lực lượng tuần tra của quân đội phát hiện, Công quăng can dầu lại, nhanh chân tẩu thoát.
Trong trường hợp này, ở hành vi phạm tội được khai thêm, người phạm tội một mặt tác động đến công trình dẫn dầu. Mặt khác, người phạm tội còn tác động đến tài sản (dầu) thuộc sở hữu của quân đội. Vì vậy, ở đây sẽ có hai tội phạm xảy ra. 
- Chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức
rõ hành vi của mình đang phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
Mục đích của tội phạm không là dấu hiệu bắt buộc. Nếu vì mục đích chống chính quyền
nhân dân, hành vi phá huỷ các công trình, phương tiện nói trên phải bị định tội tại Điều 85.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
 
b. Hình phạt chia làm 2 khung:
 
- Khung 1: phạm tội không có một trong các tình tiết định khung tại khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm.
- Khung 2: phạm tội thuộc một trong các trường sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Có tổ chức.
+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Có thể tham khảo nội dung hướng dẫn về hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của các tội
phạm xâm phạm sở hữu vì chưa có hướng dẫn về hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của tội
phạm này.
+ Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây