+ Chất độc là những chất mà khi tiếp xúc với cơ thể con người trong những trường
hợp vi phạm các yêu cầu về an toàn, có thể gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc ảnh
hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ trong quá trình làm việc, trong hiện tại, trong tương lai
(Phụ lục 1.1 Ban hành kèm theo Thông tư số 1350 ngày 2/8/1995 của Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 02 ngày 5/1/1995 của Chính phủ đối
với hàng hoá là hoá chất độc mạnh, chất phóng xạ... ). Danh mục hoá chất độc được quy
định tại nhóm I và II trong TCVN 3164-1979 gồm một số loại như: Amoniac, acid anhydrit,
acid nitric, nicôtin, long não, ozon, ô-xit carbon, thuỷ ngân...v.v…(100 chất trong danh mục
1.1 nói trên). Chất độc là chất có có tính độc rất cao và có hại đối với sức khoẻ và tính mạng con người nếu bị nhiễm phải một liều lượng nhất định như aconitin và các muối của nó, kẽm phốt pho, nicotine và các muối của nó, các loại muối thuỷ ngân... (xem bảng A -Thông tư số 1 ngày 7/1/1995).
- Khách quan: hành vi đã được thể hiện rõ trong tên điều luật. Bao gồm: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc. Các hành vi này đã được phân tích rất kỹ đối với một số tội trong bài này.
Người phạm tội chỉ cần thực hiện một trong số các hành vi kể trên thì tội phạm coi
như đã hoàn thành. Hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm
này.
- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
b. Hình phạt chia làm 4 khung:
- Khung 1: phạm tội không có các tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
- Khung 2: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
+ Có tổ chức.
+ Vật phạm pháp có số lượng lớn.
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Khung 3: phạm tội này thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
+ Vật phạm pháp có số lượng rất lớn.
+Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Khung 4: phạm tội này thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân:
+ Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn.
+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Chưa có văn bản giải thích về trường hợp “vật phạm pháp có số lượng lớn”, “vật phạm pháp có số lượng rất lớn” hoặc “vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn”. Vì thế, chúng ta có thể tham khảo các trường hợp đã được phân tích để đánh giá xem trường hợp phạm tội theo điều luật này, thế nào là “số lượng lớn”. Đồng thời phải tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội