Tội sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 199 Bộ luật hình sự)

Thứ tư - 04/06/2014 04:20
a. Định nghĩa
 
Sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi tự mình hoặc nhờ người khác đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể mình. 
b. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về sử dụng
chất ma tuý. Đối tượng tác động của tội phạm này chính là người sử dụng chất ma tuý.
 
Người phạm tội đã tự tác động lên chính mình hoặc nhờ người khác tác động, gây tổn hại cho sức khoẻ, tính mạng của mình.
- Khách quan:
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào. Sử dụng chất ma tuý có nghĩa là đưa chất ma tuý vào cơ thể nhằm gây cảm giác khoái lạc (“phê”) (có thể tự đưa vào hoặc nhờ người khác đưa chất ma tuý vào cơ thể mình). Việc đưa chất ma tuý vào cơ thể con người có thể bằng nhiều hình thức khác nhau, một cách trái phép. Người giúp đỡ người khác đưa chất ma tuý trái phép vào cơ thể họ có thể phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý …
Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma tuý theo quy định tại Điều 199 của BLHS trong trường hợp người sử dụng trái phép chất ma tuý “đã được giáo dục nhiều lần” và sau đó lại “đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh” mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma tuý.
+ Đã được giáo dục nhiều lần là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức cũng như những người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục, nhắc nhở (việc áp dụng các biện pháp giáo dục này phải được thể hiện bằng văn bản) hoặc xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma tuý;
+ Đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc là đã bị
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại các điều 28, 29 Luật phòng chống ma
tuý năm 2000, Điều 26 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định số
135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở
chữa bệnh (đã có quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và thực tế người đó đã bị đưa vào cơ sở này,
không đòi hỏi phải đã chấp hành xong quyết định), nhưng chưa hết thời hạn để được coi là
chưa bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp người nghiện ma tuý tự nguyện hoặc gia đình làm đơn xin cai nghiện và đã được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không coi là: “Đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh”.
- Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội là nhằm đưa chất ma tuý và cơ thể mình để thỏa mãn nhu cầu khoái lạc. Mục đích này đã bao hàm trong hành vi phạm tội.
- Chủ thể: bất kỳ người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
 
c. Hình phạt chia làm 2 khung:
 
- Khung 1: sử dụng trái phép chất ma tuý không có các tình tiết định khung thuộc khoản 2, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
 
- Khung 2: tái phạm tội phạm này, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây