Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142 Bộ luật hình sự)

Thứ hai - 02/06/2014 04:48
a. Định nghĩa: Sử dụng trái phép tài sản là hành vi của một người vì vụ lợi đã khai thác trái phép giá trị sử dụng của tài sản do mình đang chiếm giữ (không có quyền sử dụng).
 
b. Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu về tài sản. Đối tượng của tội phạm này cũng là tài sản.
- Khách quan:
Người phạm tội có hành vi sử dụng trái phép tài sản không thuộc sở hữu của mình.
Sử dụng trái phép có nghĩa là người phạm tội đã sử dụng tài sản trong khi theo quy định thì không có quyền sử dụng tài sản đó (tài sản của Nhà nước) hoặc không được chủ sở hữu đồng ý (tài sản thuộc sở hữu tập thể hoặc cá nhân). Tài sản được sử dụng có thể là đối tượng sinh ra lợi ích vật chất hoặc chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, có thể người phạm tội trực tiếp sử dụng hay để người khác sử dụng. Để sử dụng tài sản, trước hết người phạm tội tìm cách chiếm giữ tài sản. Việc chiếm giữ này hoàn toàn hợp pháp (được Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân giao). Trường hợp này, người phạm tội chỉ muốn chiếm giữ để khai thác giá trị sử dụng của tài sản chứ không có mục đích chiếm đoạt hẳn tài sản. Nếu có mục đích chiếm tài sản thì phải định tội khác tương ứng. 
Về giá trị tài sản: tài sản sử dụng phải có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên, kèm theo dấu hiệu:
+ Gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc
+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép tài sản mà còn vi phạm, hoặc + Đã bị kết án về tội sử dụng trái phép tài sản mà còn vi phạm.
Tội phạm hoàn thành khi có hành vi sử dụng trái phép tài sản với các dấu hiệu nói trên, không kể đã thu lợi hay chưa.
- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích vụ lợi (nhằm tìm lợi ích (vật chất, tinh thần) từ việc sử dụng tài sản) là dấu hiệu bắt buộc. Hành vi sử dụng trái phép tài sản vì mục đích mang lại lợi ích cho Nhà nước hay xã hội thì không cấu thành tội phạm.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều này.
 
c. Hình phạt chia làm 3 khung:
 
- Khung 1: sử dụng trái phép tài sản ở khung cơ bản, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
- Khung 2: sử dụng tài trái phép tài sản thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:
¾ Phạm tội nhiều lần.
Đây là trường hợp người phạm tội đã có từ hai lần sử dụng trái phép tài sản trở lên và mỗi lần đều đã cấu thành tội phạm cơ bản của tội này.
¾ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
Đây là trường hợp một người có chức vụ, quyền hạn được Nhà nước giao cho quản lý tài sản đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó sử dụng trái phép tài sản do Nhà nước giao cho mình.
¾ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
¾ Tái phạm nguy hiểm.
- Khung 3: sử dụng tài trái phép tài sản gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.
Hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã được phân tích ở các phần trước của bài này.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây