Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 195 Bộ luật hình sự)

Thứ tư - 04/06/2014 04:44
a. Định nghĩa
 
Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản
xuất trái phép chất ma tuý là hành vi cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, chiếm
đoạt (bằng mọi hình thức) tiền chất ma tuý dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý.
b. Về dấu hiệu pháp lý
 
Dấu hiệu pháp lý của tội phạm này cũng giống như tội phạm quy định tại Điều 194 nhưng chỉ khác là ở đối tượng phạm tội và mục đích phạm tội.
- Đối tượng phạm tội của tội phạm này là tiền chất ma tuý được liệt kê trong Danh
mục các tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma tuý ban hành kèm theo Công ước quốc tế
1961, 1971, 1988 về các chất ma tuý mà Việt Nam là thành viên. Tiền chất dùng vào việc
sản xuất trái phép chất ma tuý là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế,
sản xuất chất ma tuý được quy định trong các danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành.
Trong đó gồm các tiền chất và các chất hoá học tham gia vào việc sản xuất chất ma tuý như:
Ephedrine, Ergometrine, Ergotamine, Lysergic acid, Pseudoephedrine, Safrole, Acetic anhydride, Acetone, Hydrocholoric acid,…v.v…
- Người nào mua bán trái phép cây có chứa chất ma tuý khi cây hoặc các bộ phận của
cây có chứa chất ma tuý là đối tượng (chất ma tuý) quy định tại Điều 194 của BLHS thì bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý theo Điều 194 của BLHS.
- Mục đích của hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền
chất ma tuý là để sản xuất chất ma tuý. Vì thế, để xác định tội phạm chúng ta cần xác định
thái độ chủ quan của người phạm tội là biết được tiền chất ma tuý mà mình tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt là nhằm sản xuất trái phép chất ma tuý. Đây là dấu hiệu bắt buộc.
- Theo Thông tư liên ngành 17/2007, người tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc
chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý chỉ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 195 của BLHS khi các hành vi đó được thực hiện
nhằm mục đích để sản xuất trái phép chất ma tuý hoặc nhằm bán lại cho người khác để họ
sản xuất trái phép chất ma tuý. Trường hợp không chứng minh được mục đích nhằm sản
xuất trái phép chất ma tuý hoặc mục đích nhằm bán lại cho người khác để họ sản xuất trái
phép chất ma tuý thì không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 195 của
BLHS mà tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm
khác theo quy định của BLHS.
Trong trường hợp tiền chất có trọng lượng dưới 50 gam (đối với tiền chất ở thể rắn) hoặc dưới 75 mililít (đối với tiền chất ở thể lỏng) thì áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS để không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính
c. Hình phạt chia làm 4 khung:
 
- Khung 1: tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý không có các dấu hiệu tăng nặng định khung tại khoản 2, 3, 4 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 6 năm.
- Khung 2: tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 6 năm đến 13 năm:
+ Có tổ chức.
+ Phạm tội nhiều lần.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
+ Tiền chất có trọng lượng từ 200 gam đến dưới 500 gam.
Quy định này chỉ đề cập đến trọng lượng tính bằng gam (trọng lượng). Tuy nhiên,
thực tế tiền chất ma tuý có cả thể rắn và lỏng. Cho nên, dù đó là thể rắn hay lỏng cũng đều
được xác định bằng trọng lượng. Có thể đây là điểm hạn chế mà các nhà lập pháp cần xem
xét.
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới. ¾ Tái phạm nguy hiểm.
- Khung 3: tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất ma tuý có trọng lượng từ 500 gam đến dưới 1200 gam, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm.
 - Khung 4: tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất ma tuý
có trọng lượng từ 1200 gam trở lên, người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung
thân.
Ngoài ra, người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây