Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 249 Bộ luật hình sự)

Thứ ba - 03/06/2014 05:02
Dấu hiệu pháp lý
 
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm trật tự, nếp sống văn minh của xã hội.
- Khách quan:
+ Hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc thể hiện ở hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập…những người đánh bạc với nhau. Người tổ chức đánh bạc cũng có thể đồng thời là người đánh bạc. 
+ Hành vi gá bạc thể hiện ở hành vi dùng nhà ở của mình hay thuê chỗ để những người đánh bạc cùng đánh với nhau. Người gá bạc cũng có thể là người tổ chức, người đánh bạc. Khi đó, người phạm tội bị truy cứu về 3 tội.
Hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chỉ cấu thành tội phạm khi được thực hiện với
quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hay hành vi quy định tại Điều 248
Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội đó, chưa được xoá án tích mà còn vi
phạm.
 
 
Theo Nghị quyết 02/2003, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây là “với quy mô lớn”:
a. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên;
b. Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục
vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát
khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ôtô, xe máy, xe đạp, điện thoại... để trợ giúp cho việc đánh
bạc;
 c. Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc trong cùng một lúc có giá trị từ mười triệu đồng trở lên.
Người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc trường hợp chưa đến mức được hướng dẫn tại các điểm a, b và c trên đây, nếu tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ một triệu đồng đến dưới mười triệu đồng thì tuy họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nhưng họ phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạm tội đánh bạc.
 
- Chủ quan: tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ, mục đích không là dấu hiện bắt buộc nhưng thường người phạm tội thực hiện hành vi với mục đích vụ lợi.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
Ở khoản 2 Điều này có nêu 3 tình tiết định khung, trong đó đáng chú ý có 1 tình tiết là “thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn”. Theo Nghị quyết 02/2003:
+ Thu lợi bất chính từ năm triệu đồng đến dưới mười lăm triệu đồng là lớn;
+ Thu lợi bất chính từ mười lăm triệu đồng đến dưới bốn mươi lăm triệu đồng là rất
lớn;
+ Thu lợi bất chính từ bốn mươi lăm triệu đồng trở lên là đặc biệt lớn.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Chat Facebook
Chat Zalo
0978845617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây