b. Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm chế độ nghĩa vụ quân sự do Nhà nước quy định. Đối tượng tác động của tội phạm này chính là hành vi của người phạm tội. Người phạm tội tự tác động lên hành vi của mình, khiến cho hành vi của mình vi phạm các quy định về nghĩa vụ quân sự của mọi công dân.
- Khách quan:
Hành vi phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự được thể hiện thông qua các hành vi
sau:
+ Không chấp hành quy định của Nhà nước về đăng ký nghĩa vụ quân sự. + Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
+ Không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện.
Cơ sở để xác định hành vi vi phạm thuộc tội này là quy định của Luật nghĩa vụ quân sự. Những hành vi nêu trên chỉ bị coi là tội phạm khi đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này và chưa được xoá án tích về hành vi này mà còn vi phạm.
Hành vi “trốn tránh” nếu thực hiện trước khi địa phương giao quân cho đơn vị quân đội tiếp nhận thì mới cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi này xảy ra sau đó thì chỉ có thể cấu tội đào ngũ.
- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thực hiện hành vi với mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Nếu không có mục đích này thì không cấu thành tội phạm.
- Chủ thể: đối với hành vi không chấp hành quy định của Nhà nước về đăng ký nghĩa vụ quân sự là công dân Việt Nam, nam đủ 17 tuổi; hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là nam đủ 18 tuổi đến đủ 27 tuổi.
c. Hình phạt chia làm 2 khung:
- Khung 1: trốn tránh nghĩa vụ quân sự không có các tình tiết định khung tăng nặng thuộc khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
- Khung 2: trốn tránh nghĩa vụ quân sự thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm:
+ Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của mình.
Đây là trường hợp người phạm tội vì muốn trốn tránh nghĩa vụ quân sự nên đã tự gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của mình như: cắt ngón tay trỏ, gây cận thị, lảng
tai …v.v…
+ Phạm tội trong thời chiến.
Đây là trường hợp phạm tội trong thời gian có lệnh động viên cục bộ, lệnh tổng động viên, hoặc phạm tội ở nơi đang xảy ra chiến sự.
+Lôi kéo người khác phạm tội.
Đây là trường hợp người phạm tội đã phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự mà còn lôi kéo, thuyết phục, rủ rê người khác cùng trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Hành vi lôi kéo người khác trốn tránh nghĩa vụ quân sự phải được đồng ý thì mới áp dụng tình tiết này. Nếu người phạm tội cố gắng “lôi kéo” nhưng chẳng có ai tham gia thì không áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với người phạm tội.
Chúng tôi trên mạng xã hội