b. Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng các chất ma tuý. Đối tượng tác động của tội phạm này là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý khác.
- Khách quan: người phạm tội có hành vi trồng cây thuốc phiện, cây cô-ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý khác.
+ Cây thuốc phiện còn có tên khác là á phiện hoặc cây Anh túc (tên La tinh: Papaver Somniferum L.).
+ Cây cô-ca tên La tinh là Erythroxylon norogranatense. Cocaine là một chất được chiết xuất từ cây cô-ca.
+ Cây cần sa (bồ đà) có tên La tinh là Canabissativa L.
Ngoài cây thuốc phiện, cô-ca, cần sa ra, chưa có tài liệu nào nói đến các loại cây khác
có chứa chất ma tuý. Việc quy định “các loại cây khác” là mang tính phòng ngừa. Hành vi
“trồng” ở đây được biểu hiện qua nhiều hoạt động, như: làm đất, gieo hạt, ươm cây, bón
phân, thu hoạch …hoặc bất kỳ hành vi nào khác phục vụ mục đích trồng cây có chứa chất
ma tuý.
Hành vi cấu thành tội phạm khi đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
+ Đã được giáo dục nhiều lần tức là đã được cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, người có trách nhiệm vận động, thuyết phục, nhắc nhở từ hai lần trở lên. Các biện pháp giáo dục này phải được thể hiện bằng biên bản. Chỉ bị coi là “đã được giáo dục nhiều lần” nếu việc giáo dục được thực hiện trước khi bị xử phạt hành chính.
+ Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống là đã được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật…để sản xuất các loại cây trồng khác không có chứa chất ma tuý đảm bảo ổn định cuộc sống.
Ngoài ra, hành vi này còn cần điều kiện đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội phạm. Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm được hiểu là trước đó đã có hành vi trồng cây có chứa chất ma tuý và đã bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, mà lại tiếp tục có hành vi trồng cây có chứa chất ma tuý và bị phát hiện.
Kết quả thu hoạch được chất ma tuý từ cây đã trồng hay không của người phạm tội không có ý nghĩa về mặt định tội
Theo Thông tư liên tịch số 17/2007, người nào biết người khác gieo trồng, chăm bón hoặc thu
hoạch cây có chứa chất ma tuý, đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Giáo dục nhiều lần”, “tạo
điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này” mà vẫn giúp họ thực hiện
một trong các hành vi đó thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm về tội này.
Trường hợp người trồng cây có chứa chất ma tuý, đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Giáo dục nhiều lần”, “tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính” nhưng không chịu phá bỏ mà bán lại cho người khác thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy theo tội định tại Điều 192 của phiện Người mua lại cây có chứa chất ma tuý để tiếp tục chăm sóc thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm.
- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của việc trồng cây có chứa chất ma tuý là
để lấy chất ma tuý từ cây trồng. Mặc dù điều luật không quy định mục đích trồng cây có
chứa chẩt ma tuý để lấy chất ma tuý là bắt buộc. Tuy nhiên, nếu trên thực tế, người trồng cây
này mà không có mục đích trên sẽ không cấu thành tội phạm này. Vì vậy, nếu người trồng
cây này là để lấy hoa (vì hoa Anh túc cũng rất đẹp) như những loại hoa khác thì không cấu thành tội phạm.
- Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
c. Hình phạt chia làm 2 khung:
- Khung 1: phạm tội không có các tình tiết định khung tại khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Khung 2: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:
+ Có tổ chức.
+ Tái phạm tội này.
Trường hợp này không giống trường hợp “tái phạm” (khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự). Điểm khác là ở tình tiết định khung này được áp dụng khi: người phạm tội đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội này. Nếu trước đó, người phạm tội đã bị kết án về tội phạm khác thì không áp dụng tình tiết này.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Chúng tôi trên mạng xã hội