- Khách quan: có các dạng hành vi sau:
+ Từ chối việc khai báo với cơ quan Điều tra hoặc xét xử (bằng lời nói, chữ viết);
+ Trốn tránh việc khai báo (không đến cơ quan Điều tra, không ra phiên toà mặc dù
có giấy triệu tập nhiều lần, không trả lời câu hỏi của cơ quan Điều tra, Hội đồng xét xử…);
+ Trốn tránh kết luận giám định;
+ Từ chối cung cấp tài liệu.
Tất cả các hành vi kể trên phải được thực hiện mà không có lý do chính đáng mới được xem là cấu thành tội phạm. Thế nào là “có lý do chính đáng”, chúng ta có thể dựa vào các quy định của pháp luật về tố tụng trong những lĩnh vực cụ thể quy định về những trường hợp mà pháp luật cho phép một người có thể từ chối tham gia phiên tòa với tư cách là người làm chứng, giám định viên…Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có một trong số hành vi nêu trên mà không cần gây ra hậu quả.
Cần phân biệt hành vi từ chối khai báo, từ chối cung cấp tài liệu với hành vi che giấu tội phạm (hành vi khách quan của tội che giấu tội phạm). Nếu hành vi không khai báo những thông tin có giá trị chứng minh tội phạm hoặc các tài liệu là vật chứng, có mang dấu vết của tội phạm hoặc người phạm tội, tang vật…thì hành vi từ chối khai báo, cung cấp tài liệu khi được yêu cầu hợp với các yếu tố khác sẽ cấu thành tội che giấu tội phạm.
- Chủ quan: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
- Chủ thể: người làm chứng, người giám định, người giữ tài liệu liên quan đến vụ án.
b. Hình phạt:
Người từ chối khai báo nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật này hoặc trốn tránh việc khai báo, việc kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm .
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội