b. Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân và chế độ Nhà nước CHXHCNVN.
- Khách quan:
Người phạm tội có một hoặc một số hành vi được thể hiện ở các điểm a, b, c khoản 1 Điều 88. Đó là:
+ Tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân bằng cách nói xấu lãnh tụ, cán bộ, công chức Nhà nước, lợi dụng những hiện tượng tiêu cực của một số cán bộ công chức Nhà nước, một số khuyết điểm trong quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước để nói xấu làm cho nhân dân không tin tưởng vào sự quản lý, điều hành của bộ máy Nhà nước…
+ Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân thông qua gây dư luận, hội thảo, bài giảng, bài báo…nhằm đánh vào tâm lý nhân dân tạo ra sự sợ hãi, hoang mang, nghi ngờ trong nhân dân…
+ Làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống chính quyền nhân dân như: làm (viết, in, vẽ, chụp ảnh, quay phim…), tàng trữ (cất giấu những tài liệu, văn hoá phẩm đó), lưu hành (truyền bá cho nhiều người tiếp cận tài liệu, văn hoá phẩm đó).
Mỗi đoạn quy định nhiều hành vi (chẳng hạn như “tuyên truyền”, “xuyên tạc”, “phỉ báng” chính quyền nhân, “làm”, “tàng trữ”, “lưu hành” các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống chính quyền nhân dân…). Chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong số các hành vi đó nhằm chống chính quyền nhân dân thì đã thỏa mãn mặt khách quan của tội phạm này. Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có một trong các hành vi nêu trên với mục đích chống chính quyền nhân dân, không cần dấu hiệu hậu quả.
- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Nếu hành vi tuyên truyền nhưng nhằm thực hiện một tội phạm khác nghiêm trọng hơn tội phạm này thì người phạm tội sẽ bị xét xử về tội phạm khác đó (như “nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” chẳng hạn).
- Chủ thể: bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
Từ năm 2006 đến ngày bị bắt, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã sử dụng Văn phòng luật sư Thiên Ân ở số 10 phố Đoàn Trần Nghiệp (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Nguyễn Văn Đài
làm trưởng văn phòng, để thực hiện hành vi tuyên truyền, đả kích chính quyền nhân dân và làm ra, tàng trữ, lưu hành nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khám xét văn phòng luật sư Thiên Ân, nhà riêng của Đài và Nhân, cơ quan công an đã phát hiện thấy nhiều tài liệu, ấn phẩm do các tổ chức người Việt phản động lưu vong ở nước ngoài và các nhóm đối tượng chống đối ở trong nước tán phát trái phép. Các tài liệu này đều có nội dung bịa đặt, xuyên tạc lịch sử đấu tranh cách mạng, hiểu sai lệch đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhànước, kêu gọi nhân dân không tham gia cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII... Ngoài việc tuyên truyền, tàng trữ các tài liệu có nội dung bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo và vu cáo, nói xấu chính sách của Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam, Đài và Nhân còn nhiều lần viết bài, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền kích động nhằm lật đổ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hành vi của Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã cấu hành tội phạm tuyên truyền chống chống Nhà nước CHXHCNVN.
c. Hình phạt chia làm 2 khung:
- Khung 1(cơ bản): phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm.
- Khung 2 (tăng nặng): phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN thuộc
trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội